Dừa Xiêm Lùn Lãi 30 Triệu Đ/ha/tháng

30 triệu đồng là số tiền hằng tháng mà gia đình ông Phan Minh Úc (45 tuổi) ở ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thu về từ mô hình trồng dừa.
Gia đình ông Úc có 4 ha đất, trước đây chủ yếu trồng lúa. Năm 2011 ông mạnh dạn chuyển đổi, đưa cơ giới vào cải tạo 1 ha để trồng thử nghiệm 460 cây giống dừa xiêm lùn Bến Tre. Sau 3 năm đã thu trái, hiệu quả vượt ngoài sự mong đợi. Hằng tháng mỗi cây cho thu ít nhất 1 buồng với số lượng khoảng 10 - 20 trái.
Theo ông, giống dừa này dễ trồng, chăm sóc đơn giản, chi phí ít (hằng năm chỉ tốn khoảng 10 triệu tiền phân thuốc) nhưng nhanh thu hoạch, dừa rất sai trái (có buồng dừa hơn 20 trái), nước rất ngọt. 3 tháng mới phải xịt thuốc 1 lần và 1 năm chỉ bón phân 2 lần để thúc cây sinh trưởng. Ông Úc dự định trong năm nay sẽ mở rông diện tích trồng thêm 400 gốc và vận động người dân đầu tư trồng để đủ số lượng trái có thể ký hợp đồng tiêu thụ với DN.
Có thể bạn quan tâm

Nắng tháng năm trên vùng đất Tây Nguyên dường như nóng hơn bởi cơn sốt chặt bỏ hàng trăm ha cà phê, thậm chí nhổ tung cả vườn đang thu hoạch để thay thế bằng hồ tiêu của nhiều hộ dân.

70 cán bộ hội ND, trong đó có 40 cán bộ chủ chốt hội cơ sở trong tỉnh nhiệm kỳ 2012-2017 vừa được Trường Cán bộ Hội ND triệu tập để trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành của hội năm 2012.

Thành phố Hải Phòng không có làng nghề truyền thống nào về nghề rèn, những hộ cá lẻ chuyên làm nghề này cũng ít. Với anh Tiêu Đức Lâm, đây là nghề tay trái, nhưng lại được nhiều người suy tôn là “vua rèn”, bởi tay nghề có hạng và sự mẫn cán của anh trong công việc.

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL thời gian qua được các chuyên gia xác định nguyên nhân chính là do thuốc BVTV (nông dân sử dụng để diệt giáp xác) tồn dư trong môi trường.

Ngày 7/5, tại tỉnh Đồng Nai, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, lần I – năm 2012 với chủ đề “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Nhiều giải pháp áp dụng chế phẩm sinh học (CPSH)được người chăn nuôi rất quan tâm…