Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khấm Khá Nhờ Trồng Ngưu Tất

Khấm Khá Nhờ Trồng Ngưu Tất
Ngày đăng: 01/03/2014

Mặc dù là cây trồng xen vụ, song cây ngưu tất (còn gọi là cỏ xước, một loại cây dược liệu) không những giúp nhiều nông dân xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà, Thái Bình) thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Những ngày này, trên các ngả đường về xã Thống Nhất, người ta luôn thấy các loại xe tải lớn nhỏ nối đuôi nhau về thu mua cây ngưu tất.

Dẫn chúng tôi đi thăm các thửa ruộng trồng loại cây này, ông Vũ Văn Bẩm - Trưởng thôn An Mai cho hay: Năm nay cả thôn An Mai trồng khoảng 70 mẫu cây ngưu tất. Mặc dù là cây vụ đông, nhưng ngưu tất lại là nguồn thu nhập chính của bà con.

Chị Đỗ Thị Nhân, thôn An Mai phấn khởi nói: “Năm nay giá bán ngưu tất thấp hơn mọi năm, nhưng tính ra vẫn hiệu quả hơn một số cây trồng khác. Các nhà ở làng tôi, từ ti vi, tủ lạnh, nhà tầng đến nuôi con học đại học đều nhờ loại cây này cả đấy…”.

Cũng theo chị Nhân, bình quân 1 sào (360m2) cây ngưu tất cho thu hoạch khoảng 4 – 5 tạ củ. Hiện, giá củ ngưu tất dao động từ 8.000 – 11.000 đồng/kg (tùy loại). Tính ra, người trồng thu về từ 3 – 4 triệu đồng mỗi sào. Còn theo ông Bẩm, có năm giá củ ngưu tất đạt tới 18.000 đồng/kg nên bà con rất thích trồng loại cây dược liệu này.

Theo nhiều hộ dân trong xã, ngưu tất thường được trồng từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Đây là loại cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh, chi phí đầu tư không nhiều, chỉ cần mua 1kg hạt giống (giá 60.000 đồng) là có thể gieo được 2 sào, cộng công làm đất, phân bón thì tổng chi phí khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/sào, tính ra lãi cao hơn nhiều so với trồng lúa.

Trồng ngưu tất cần đánh luống thật cao để tránh ngập úng. Khi cây sinh trưởng mạnh, cần cắt ngọn để cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi củ to, dài…

Do vậy mà cây ngưu tất đang được trồng khá phổ biến trên địa bàn xã Thống Nhất, nhà ít trồng khoảng 2 sào, nhà nhiều thì lên tới vài mẫu. Thậm chí nhiều hộ còn đầu tư cả máy cày, máy bừa về chỉ để phục vụ cho việc gieo trồng cây ngưu tất trong vụ đông. “Nhiều gia đình đã thu được cả trăm triệu đồng chỉ sau gần 4 tháng trồng cây này đấy” – ông Bẩm bật mí.

Theo ông Nguyễn Văn Thành - cán bộ HTX Thống Nhất, ngưu tất là loại cây trồng đã gắn bó với bà con hơn 30 năm nay, trung bình mỗi năm cả xã trồng khoảng 50ha và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên, ông Thành cho biết, đến nay cây ngưu tất vẫn chưa có đầu ra bền vững, sản phẩm chủ yếu bán cho các thương lái tại Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam… nên bà con không chủ động được giá.


Có thể bạn quan tâm

13 Năm Với Ước Vọng Đổi Đời 13 Năm Với Ước Vọng Đổi Đời

Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.

02/10/2013
Nhiều Hộ Chăn Nuôi, Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đô Bị Mất Trắng Sau Bão Nhiều Hộ Chăn Nuôi, Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đô Bị Mất Trắng Sau Bão

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.

02/10/2013
Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.

03/10/2013
Bão Số 10 Gây Thiệt Hại Nặng Nề Về Nông Nghiệp Bão Số 10 Gây Thiệt Hại Nặng Nề Về Nông Nghiệp

Tại Thanh Hóa: Đã có 4 hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia đã bị tràn, vỡ khiến hàng nghìn hộ dân ở các xã Tân Trường, Trường Lâm, Mai Lâm, Trúc Lâm, Hải Thượng… bị cô lập trong nước lũ. Toàn huyện hiện có gần 2.000 ha lúa mùa đang thời kỳ thu hoạch, 1.500 ha hoa màu vụ đông vừa gieo trồng bị nước cuốn trôi, nhiều nhà dân bị sập đổ và hơn 30 ha nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối bị thiệt hại.

03/10/2013
Giá Giống Gia Cầm Giảm Mạnh Giá Giống Gia Cầm Giảm Mạnh

Theo chủ các cơ sở chuyên ấp nở giống gia cầm tại xã Yết Kiêu (Gia Lộc - Hải Dương), giá bán gia cầm giống tại lò giảm mạnh so với tháng trước.

03/10/2013