Giới Thiệu Giống Lúa Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện lúa ĐBSCL trao giống lúa HG2 cho người dân trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân 2012 - 2013.
Buổi hội thảo thu hút hàng chục nông dân tham gia trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận và chọn lựa giống lúa thích ứng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, mùa vụ, cũng như thị trường tiêu thụ với các nhà khoa học trong tỉnh và Viện lúa ĐBSCL.
Sau khi tham quan thực tế ruộng lúa Thu đông được trồng khảo nghiệm với 15 loại giống chất lượng của hộ ông Trần Văn Nhường, ở ấp 3, xã Vị Đông do Viện lúa chuyển giao trước đó, đa số nông dân tham dự hội thảo đều quan tâm, chú ý đến những giống lúa có khả năng chống chịu rầy nâu, đạo ôn nhưng có phẩm chất gạo dẻo, ngon cơm như HG2, thậm chí chống chịu với vùng đất nhiễm phèn, năng suất 7 - 9 tấn/ha như OM 6L, OM 7L…
Dịp này, Viện lúa ĐBSCL đã giới thiệu và chuyển giao 18 kg lúa giống chất lượng cao gồm: OM 7L và HG 2 (OM 6161) cho bà con trồng thử nghiệm và tạo nguồn giống sản xuất cho gia đình. Nhất là chuyển giao 2 bộ giống (mỗi bộ trên 10 loại giống) với thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 95 ngày có khả năng thay thế giống IR 50404 để trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân tới.
Related news

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng thú y trong tỉnh Bình Định đã tiến hành tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho trên 2 triệu con gà, vịt, đạt 80,5% tổng đàn trong diện tiêm.

Năm 2015, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi kém chất lượng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí có thể bị đình chỉ sản xuất nếu phát hiện sử dụng chất cấm.

Không chỉ tập trung kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, mà còn phải tăng cường kiểm tra việc sử dụng thức ăn đầu vào của các cơ sở chăn nuôi. Ý thức của người chăn nuôi mới là quan trọng.

Chăn nuôi gia cầm hiện nay đang phát triển nhanh và giữ một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, đa phần là phương thức chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ thiếu tập trung, do đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một xã thuần nông có 1.435 hộ dân với 5.789 nhân khẩu đang sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê. Thời gian gần đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò vỗ béo đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành nghề chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân Vĩnh Lợi.