Giải bài toán đầu ra cho con ngao Hậu Lộc
Mặc dù sản lượng nuôi trồng lớn khoảng từ 7.030 tấn đến trên 10.000 tấn/năm, nhưng nếu tính giá ngao thương phẩm trong nước như hiện nay là từ 10 – 12 ngàn đồng/1kg, mỗi năm người dân nuôi ngao ở Hậu Lộc chỉ thu hoạch được khoảng 100 – 120 triệu đồng.
Vài năm trở lại đây việc xuất ra thị trường Trung Quốc bị hạn chế, thị trường trong nước giá lại rẻ bởi ngày càng có nhiều vùng nuôi được ngao. Con ngao Hậu Lộc lại chưa được đăng ký nguồn gốc xuất xứ. Muốn xuất khẩu con ngao ra nước ngoài thì doanh nghiệp thu mua phải đưa ra các tỉnh ngoài để đăng ký nguồn gốc xuất xứ. Chi phí nhiều, đội giá thành con ngao tăng lên, lợi nhuận thấp, dẫn đến các doanh nghiệp không mặn mà với việc thu mua ngao tại địa phương. Mặc dù đã được Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đưa vào vùng kiểm soát bằng việc thực thi chế độ kiểm soát và xử lý sau thu hoạch mỗi tháng hai lần trước khi cho phép ngư dân thu hoạch. Tuy nhiên, ngao Hậu Lộc lại chưa đủ điều kiện để được xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và các thị trường có yêu cầu tương đương vì chưa được chuyên gia EU đánh giá chất lượng và chưa đăng ký được nguồn gốc xuất xứ.
Hiện tại ở địa phương cũng chưa có doanh nghiệp nào thu mua và chế biến các sản phẩm từ ngao mang tính quy mô. Con ngao được đưa đi tiêu thụ chỉ mang tính tự do, nhỏ lẻ. Từ đó, giá trị con ngao cũng chưa cao.
Ông Nguyễn Văn Long- Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết: “Địa phương đã báo cáo lên tỉnh, lên Sở NN&PT NT đề xuất với Bộ NN&PTNT mời các chuyên gia EU về đánh giá, từ đó có cơ sở đăng ký nguồn gốc xuất xứ cho ngao Hậu Lộc”. Cùng với đó, địa phương cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp chế biển thủy hải sản đầu tư nhà máy, thu mua, chế biến mang tính quy mô nhằm giải bài toán đầu ra cho người dân nuôi ngao.
Ngao là loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc, ít phải đầu tư ngoài giống. Vì vậy, việc nuôi ngao sẽ đem lại nguồn lợi đáng kể cho ngư dân Hậu Lộc nếu sớm giải quyết được các vấn đề nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
Khoai lang tím Nhật rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, dao động từ 800.000-900.000 đồng/tạ (60kg). Có thương lái trả 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân không còn khoai để bán.
Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm nay có thể giảm năm thứ 2 liên tiếp, bởi giá thấp nhất 6 năm khiến nhiều nông dân không mặn mà với việc cạo mủ trong mùa thu hoạch.
Các chất bị cấm sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi (vì có thể gây ung thư) thường được sản xuất ở Trung Quốc và vẫn được một số doanh nghiệp Việt dùng tràn lan.
Theo Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn (NN & PTNT), 11 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 6,26 tỷ USD.
Mặc dù đang là thời điểm chính vụ đông xuân nhưng giá phân bón trên cả nước vẫn ổn định, thậm chí còn giảm do nguồn cung dồi dào. Đây là tín hiệu vui với bà con nông dân, bởi không còn tình trạng như thời gian trước, khi vào vụ thì giá phân bón lại tăng cao do cầu nhiều, cung ít.