Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Đời Nhờ Mướp

Đổi Đời Nhờ Mướp
Ngày đăng: 10/09/2012

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.
Anh Hải tiết lộ: "Năm ngoái, cứ 3 ngày vợ chồng tôi lại lên thị trấn đổ 3 chỉ vàng”. Anh Hải kể, thấy mướp dễ trồng và bán được giá, nên anh đầu tư vào cây trồng này. Trước khi trồng, anh đi nhiều nơi tìm hiểu kỹ thuật trồng, tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Khi nắm chắc kỹ thuật và thị trường, năm 2008 anh quyết định thuê 11 sào đất vườn, đất bãi bồi của bà con trong xóm để trồng mướp.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng mướp cho sai trái, hiệu quả cao, anh Hải cho biết, chi phí ban đầu trồng mướp không nhiều. Làm giàn hết 1,3 triệu đồng mỗi sào. Giàn sử dụng trong thời gian 2 năm. Quá trình trồng dùng phân chuồng bón lót, mỗi sào bón 100kg, cộng thêm với phân NPK để bón thúc khi cho trái. Mướp trong giai đoạn còn nhỏ thì tưới nước cách ngày; khi mướp lớn tưới nước hàng ngày. Mướp trồng 80 - 100 ngày cho thu hoạch (tùy theo giống), thời gian thu hoạch kéo dài 6 tháng, mỗi dây mướp cho khoảng 100 trái. Mướp trồng vào vụ hè (vụ nghịch) cho thu nhập khá hơn vụ chính (vụ đông xuân).
Anh Đàm Tấn Thành, Chủ tịch Hội ND xã Bình Tân cho biết: "Ngoài trồng mướp anh Hải còn trồng bầu, nuôi heo, bò. Nhờ nắm chắc kỹ thuật, mướp được mùa, được giá nên gia đình anh Hải thắng lớn. Học anh Hải, mấy năm nay mướp lan khắp xóm 2, khắp thôn Phú Hưng và cả xã Bình Tân...".

Ông Hồ Sĩ Lai - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tân cho hay: Vài năm gần đây, Bình Tân phát triển mạnh phong trào trồng mướp cao sản. Hộ ít trồng 1 sào, hộ nhiều trồng 7 sào. Có hộ còn thuê đất để trồng mướp. Mướp được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên. Giá bán mướp từ 2.000 - 4.000 đồng/trái. Mỗi sào mướp, trừ chi phí người trồng lãi bình quân 10 triệu đồng. Giờ đây, mướp đã trở thành cây trồng chính của nông dân trong xã. Nhiều hộ đã đầu tư vốn lớn, đi học kỹ thuật trồng, tiếp thị mướp...

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn Mối Làm Giàu Nuôi Rắn Mối Làm Giàu

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

15/02/2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Lào Cai Nghề Nuôi Rắn Ở Lào Cai

Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề “đùa với tử thần” lại trở thành “cây cầu” giúp không ít người gây dựng được cơ nghiệp.

15/02/2013
Đầu Năm Con Tôm Gặp Khó Đầu Năm Con Tôm Gặp Khó

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL đang tăng cao. Từ đầu tháng đến nay, các thương lái đang thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 250.000- 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg từ 160.000 - 170.000 đồng/kg; tăng bình quân 10.000- 30.000 đồng/kg so với tháng trước và là mức giá cao nhất trong khoảng một năm nay.

17/02/2013
Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Cao Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Cao

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện giá tôm nguyên liệu trong nước đang tăng cao.

20/02/2013
Cá Tra - Góc Nhìn Từ SFP Và Morrisons Cá Tra - Góc Nhìn Từ SFP Và Morrisons

Từng là mặt hàng có lợi thế so sánh, ít đối thủ “đủ sức áp đảo” so với những mặt hàng khác, nhưng bây giờ các doanh nghiệp vẫn ê ẩm khi nói tới 7/10 thị trường truyền thống giảm nhập khẩu cá tra vì mức tiêu dùng thay đổi và những bất cập như: 15 lô hàng bị cảnh báo vi phạm hàng rào kỹ thuật tại thị trường EU, 11 lô bị cho là nhiễm vi sinh và bốn lô gián đoạn chuỗi lạnh…

20/02/2013