Giàu Có Nhờ Rau Má
Cây rau má mỗi tháng cho thu hoạch một lần, năng suất trung bình 0,8 - 1 tấn/công đất/tháng; trường hợp trồng mới thì sau 50 ngày sẽ thu hoạch lứa đầu tiên.
20 năm gắn bó với nghề trồng rau má, nhờ kiên trì bám trụ, chịu khó tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chăm sóc…, gia đình ông Nguyễn Văn Mười (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đã trở nên giàu có.
Có tiền, ông mua đất mở rộng diện tích canh tác, xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi dạy con cái học hành đến nơi, đến chốn…
Ông Mười cho biết, cuộc sống gia đình trước đây rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ và 1,5 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông phải sang xã Khánh Hậu (TX Tân An, tỉnh Long An) thuê đất trồng lúa.
Đến năm 1995, nhận thấy nghề trồng rau má ở xã Thân Cửu Nghĩa bắt đầu phát triển, ông quyết định sử dụng hết 1,5 công đất lúa lên liếp để trồng rau má.
Lúc đầu, do không có vốn, vợ chồng ông đi xin giống của người quen, số còn thiếu thì đi bứng rau má dại mọc theo các bờ ruộng về trồng. Đến lúc thu hoạch, do có lẫn một số giống rau má cọng tím bị thương lái chê nên ông lại phải bứng bỏ và trồng dặm lại giống cọng trắng…
Thế rồi, đất không phụ người, những vụ sau đó, cây rau má phát triển xanh tốt, giá bán luôn ở mức cao… Nhờ cần, kiệm, từ số tiền tích lũy, tích cóp hàng tháng, dần dần ông mua thêm đất, mở rộng diện tích.
Hiện tại, ông canh tác trên 2 ha rau má, mỗi tháng thu hoạch từ 19 - 20 tấn rau. Theo tính toán của ông, với mức giá 3.000 đồng/kg, người trồng đã có lãi chút ít. Tuy nhiên, trong năm 2014, giá rau má luôn ở mức cao (từ 4.000 đồng/kg trở lên) nên ông rất phấn khởi.
Với những thành tích đạt được thời gian qua, ông Mười vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu “Nông dân SXKD cấp tỉnh” năm 2013.
“Thời gian tới, Hội Nông dân xã, UBND xã Thân Cửu Nghĩa sẽ đề xuất Hội Nông dân huyện đề nghị ngành chức năng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu Nông dân SXKD giỏi cấp Trung ương cho ông Mười”, ông Giáp cho biết.
Nói về kỹ thuật canh tác, ông cho biết: Trước khi trồng cần cày, xới mặt ruộng cho đất tơi, xốp; tiếp theo đào rãnh để bơm tưới và thoát nước (bơm tràn mặt ruộng để tưới rồi tháo nên không tốn công tưới so với đào mương, lên liếp), ban mặt liếp rộng từ 3 - 4 m; xử lý vôi hạ phèn, sau đó tiến hành cấy giống (như cấy lúa).
Về phân bón, mỗi tháng bón phân 3 lần (ure và NPK), mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Để phòng, trị bệnh cho rau, sau khi thu hoạch đến 7 ngày sau, nếu phát hiện có sâu, rầy thì tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng thuốc Anvyl, Stin, Amistatop… để phòng trị bệnh gỉ sắt, đốm nâu, phấn trắng.
Đặc biệt việc sử dụng Chess (Vàng Á Châu), Penalty Gold, Vidaco… để tiêu diệt rầy cánh trắng, nhện đỏ rất hiệu quả, chúng là nguyên nhân chính gây bệnh tím lá tía tô (làm lá có màu tím và chết dần), quắn đầu, vàng lá (làm giảm năng suất) vốn rất tai hại.
Theo ông Mười, cây rau má đặc biệt chỉ thích hợp với vùng đất phèn, tơi xốp thuộc địa bàn một số xã của huyện Châu Thành như Thân Cửu Nghĩa, Tam Hiệp, Tân Lý Đông…
Cây rau má mỗi tháng cho thu hoạch một lần, năng suất trung bình 0,8 - 1 tấn/công đất/tháng; trường hợp trồng mới thì sau 50 ngày sẽ thu hoạch lứa đầu tiên.
Ngoài cung cấp rau thành phẩm, hàng năm ông còn cung cấp rau giống cho bà con nông dân có nhu cầu với giá 1,5 - 1,8 triệu đồng/công đất. Song song đó, ông còn tận dụng số rau má, thanh long phế phẩm để nuôi cá tai tượng, nuôi bò, góp phần bổ sung đáng kể cho nguồn thu nhập hàng năm của gia đình.
Ông Nguyễn Giáp, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thân Cửu Nghĩa nhận xét: "Ông Mười là một trong những nông dân tiêu biểu của xã, có diện tích canh tác rau má đứng nhất, nhì trong xã.
Ông luôn chí thú làm ăn, biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào SX; đặc biệt ông kiên trì bám trụ và gắn bó với cây rau má trong suốt thời gian dài trong khi có nhiều người phải bỏ cuộc do có lúc dịch bệnh hoành hành, giá cả bấp bênh...".
Có thể bạn quan tâm
Bà con nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, giá trăn đã tăng trở lại sau nhiều tháng sụt giảm. Hiện, trăn nuôi lấy da đạt mức 320.000 đồng/kg (loại 40 kg/con trở lên), trăn lấy thịt giá 250.000-270.000 đồng/kg (6kg trở lên), tăng trung bình từ 20.000-30.000 đồng/kg.
Theo nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giá hạt điều thô thương lái mua tại nhà là 25-26 ngàn đồng/kg, tăng 3-4 ngàn đồng/kg so với hồi cuối tháng 4-2014. Giá hạt điều thô tăng là do đã vào cuối vụ thu hoạch và năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, năng suất điều thấp, bình quân chỉ hơn 1 tấn/hécta.
Gần đây xuất hiện những thông tin không đúng đang khiến khách du lịch miền Bắc hiểu nhầm, bỏ qua trái xoài Úc - đặc sản của Khánh Hòa.
Cách đây hơn một tuần, bê con F1 BBB (giống bò của nước Bỉ có tên là Blanc Belge - BBB) của gia đình anh Hà Duy Văn ở tổ 6, phường Lương Châu (T.X Sông Công, Thái Nguyên) mới được sinh ra đã nặng 35 kg. Con bê có nái mẹ là nền lai Sind, được thụ tinh nhân tạo với giống bò của Bỉ.
Chanh dây tươi là mặt hàng nông sản được thị trường châu Âu ưa chuộng với nhu cầu nhập khẩu lớn. Tại thời điểm này, các công ty xuất khẩu chanh dây tươi của Việt Nam thậm chí không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.