Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu Có Nhờ Rau Má

Giàu Có Nhờ Rau Má
Publish date: Thursday. January 22nd, 2015

Cây rau má mỗi tháng cho thu hoạch một lần, năng suất trung bình 0,8 - 1 tấn/công đất/tháng; trường hợp trồng mới thì sau 50 ngày sẽ thu hoạch lứa đầu tiên.

20 năm gắn bó với nghề trồng rau má, nhờ kiên trì bám trụ, chịu khó tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chăm sóc…, gia đình ông Nguyễn Văn Mười (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đã trở nên giàu có.
Có tiền, ông mua đất mở rộng diện tích canh tác, xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi dạy con cái học hành đến nơi, đến chốn…
Ông Mười cho biết, cuộc sống gia đình trước đây rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ và 1,5 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông phải sang xã Khánh Hậu (TX Tân An, tỉnh Long An) thuê đất trồng lúa.
Đến năm 1995, nhận thấy nghề trồng rau má ở xã Thân Cửu Nghĩa bắt đầu phát triển, ông quyết định sử dụng hết 1,5 công đất lúa lên liếp để trồng rau má.
Lúc đầu, do không có vốn, vợ chồng ông đi xin giống của người quen, số còn thiếu thì đi bứng rau má dại mọc theo các bờ ruộng về trồng. Đến lúc thu hoạch, do có lẫn một số giống rau má cọng tím bị thương lái chê nên ông lại phải bứng bỏ và trồng dặm lại giống cọng trắng…
Thế rồi, đất không phụ người, những vụ sau đó, cây rau má phát triển xanh tốt, giá bán luôn ở mức cao… Nhờ cần, kiệm, từ số tiền tích lũy, tích cóp hàng tháng, dần dần ông mua thêm đất, mở rộng diện tích.
Hiện tại, ông canh tác trên 2 ha rau má, mỗi tháng thu hoạch từ 19 - 20 tấn rau. Theo tính toán của ông, với mức giá 3.000 đồng/kg, người trồng đã có lãi chút ít. Tuy nhiên, trong năm 2014, giá rau má luôn ở mức cao (từ 4.000 đồng/kg trở lên) nên ông rất phấn khởi.
Với những thành tích đạt được thời gian qua, ông Mười vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu “Nông dân SXKD cấp tỉnh” năm 2013.
“Thời gian tới, Hội Nông dân xã, UBND xã Thân Cửu Nghĩa sẽ đề xuất Hội Nông dân huyện đề nghị ngành chức năng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu Nông dân SXKD giỏi cấp Trung ương cho ông Mười”, ông Giáp cho biết.
Nói về kỹ thuật canh tác, ông cho biết: Trước khi trồng cần cày, xới mặt ruộng cho đất tơi, xốp; tiếp theo đào rãnh để bơm tưới và thoát nước (bơm tràn mặt ruộng để tưới rồi tháo nên không tốn công tưới so với đào mương, lên liếp), ban mặt liếp rộng từ 3 - 4 m; xử lý vôi hạ phèn, sau đó tiến hành cấy giống (như cấy lúa).
Về phân bón, mỗi tháng bón phân 3 lần (ure và NPK), mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Để phòng, trị bệnh cho rau, sau khi thu hoạch đến 7 ngày sau, nếu phát hiện có sâu, rầy thì tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng thuốc Anvyl, Stin, Amistatop… để phòng trị bệnh gỉ sắt, đốm nâu, phấn trắng.
Đặc biệt việc sử dụng Chess (Vàng Á Châu), Penalty Gold, Vidaco… để tiêu diệt rầy cánh trắng, nhện đỏ rất hiệu quả, chúng là nguyên nhân chính gây bệnh tím lá tía tô (làm lá có màu tím và chết dần), quắn đầu, vàng lá (làm giảm năng suất) vốn rất tai hại.
Theo ông Mười, cây rau má đặc biệt chỉ thích hợp với vùng đất phèn, tơi xốp thuộc địa bàn một số xã của huyện Châu Thành như Thân Cửu Nghĩa, Tam Hiệp, Tân Lý Đông…
Cây rau má mỗi tháng cho thu hoạch một lần, năng suất trung bình 0,8 - 1 tấn/công đất/tháng; trường hợp trồng mới thì sau 50 ngày sẽ thu hoạch lứa đầu tiên.
Ngoài cung cấp rau thành phẩm, hàng năm ông còn cung cấp rau giống cho bà con nông dân có nhu cầu với giá 1,5 - 1,8 triệu đồng/công đất. Song song đó, ông còn tận dụng số rau má, thanh long phế phẩm để nuôi cá tai tượng, nuôi bò, góp phần bổ sung đáng kể cho nguồn thu nhập hàng năm của gia đình.
Ông Nguyễn Giáp, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thân Cửu Nghĩa nhận xét: "Ông Mười là một trong những nông dân tiêu biểu của xã, có diện tích canh tác rau má đứng nhất, nhì trong xã.
Ông luôn chí thú làm ăn, biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào SX; đặc biệt ông kiên trì bám trụ và gắn bó với cây rau má trong suốt thời gian dài trong khi có nhiều người phải bỏ cuộc do có lúc dịch bệnh hoành hành, giá cả bấp bênh...".


Related news

Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.

Tuesday. June 23rd, 2015
Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa

Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Tuesday. June 23rd, 2015
Chuyển lúa trồng bắp Chuyển lúa trồng bắp

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

Tuesday. June 23rd, 2015
Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

Tuesday. June 23rd, 2015
Phước Sơn chống hạn Phước Sơn chống hạn

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Tuesday. June 23rd, 2015