Giật Mình Đàn Gà Lông Màu Hường

Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.
Ngỡ là giống gà mới, tôi rón rén đến gần bấm hơn chục kiểu ảnh rồi lân la vào ngôi nhà cạnh đường. Chủ nhà là một chị người Dao cười bẽn lẽn: "Chụp gì mà nhiều vậy. Gà tui nhuộm chứ không phải màu lông tự nhiên đâu".
Hóa ra, con gà mái của chị bị bọ đỏ cắn. Theo cách xưa, chị tìm mua chai thuốc rồi nhộm từ đầu đến chân con gà. Riêng phần mặt con gà và đôi giò không nhuộm được nên vẫn còn màu đen rất đặc trưng của giống gà miền núi.
Nhuộm xong gà mẹ, còn một ít thuốc, bỏ thì tiếc nên chị gọi mấy đứa nhỏ bắt bầy gà con đến nhuộm tiếp. Chị kể: "Gà con nhiều quá, thuốc lại ít nên chỉ đủ để nhuộm đầu gà con thôi. Còn cái thân vẫn giữ nguyên màu lông của nó".
Đàn gà nhuộm nhà chị có sáu con, hàng ngày vẫn kiếm ăn bên đường. Nhà hàng xóm trông bầy gà vui mắt nên cũng mua thuốc về để nhuộm. Nhà làm sau tìm được nhiều thuốc hơn nên đàn gà con được nhuộm từ đầu đến chân, trông rất ngộ.
Chuyện hai nhà dân trong xã Thông Nguyên nhuộm lông đàn gà tưởng chỉ thu hút sự tò mò của khách qua đường, hóa ra không phải. Vào đến cuối xã, khi đã cách hai ngôi nhà có đàn gà nhuộm lông khoảng 12km, tình cờ nói chuyện với một người dân, người này cũng lấy làm thú vị: "Ngày xưa bà con vẫn chữa bọ đỏ cho gà theo kiểu ấy, nhưng sau này không thấy ai làm nữa. Lần này hai nhà đó nhuộm cả đàn, nhìn rất vui mắt".
Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.

Sau Tết Nguyên đán, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội lại bắt tay vào mùa thu hoạch. Khác với sự rớt giá của các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, năm nay, người nuôi thủy sản có niềm vui riêng vì các loại sản phẩm đều được mùa, được giá.

Những ngày đầu tháng Giêng, đi dọc biển thuộc địa phận các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi được chứng kiến cảnh làng tôm giống vào mùa. Ống khói lò đun nước thi nhau nhả khói, Tiếng máy bơm, tiếng quạt thông gió… tạo nên một không khí khẩn trương của làng nghề trong những ngày đầu năm mới.

Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.

Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.