Giật Mình Đàn Gà Lông Màu Hường
Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.
Ngỡ là giống gà mới, tôi rón rén đến gần bấm hơn chục kiểu ảnh rồi lân la vào ngôi nhà cạnh đường. Chủ nhà là một chị người Dao cười bẽn lẽn: "Chụp gì mà nhiều vậy. Gà tui nhuộm chứ không phải màu lông tự nhiên đâu".
Hóa ra, con gà mái của chị bị bọ đỏ cắn. Theo cách xưa, chị tìm mua chai thuốc rồi nhộm từ đầu đến chân con gà. Riêng phần mặt con gà và đôi giò không nhuộm được nên vẫn còn màu đen rất đặc trưng của giống gà miền núi.
Nhuộm xong gà mẹ, còn một ít thuốc, bỏ thì tiếc nên chị gọi mấy đứa nhỏ bắt bầy gà con đến nhuộm tiếp. Chị kể: "Gà con nhiều quá, thuốc lại ít nên chỉ đủ để nhuộm đầu gà con thôi. Còn cái thân vẫn giữ nguyên màu lông của nó".
Đàn gà nhuộm nhà chị có sáu con, hàng ngày vẫn kiếm ăn bên đường. Nhà hàng xóm trông bầy gà vui mắt nên cũng mua thuốc về để nhuộm. Nhà làm sau tìm được nhiều thuốc hơn nên đàn gà con được nhuộm từ đầu đến chân, trông rất ngộ.
Chuyện hai nhà dân trong xã Thông Nguyên nhuộm lông đàn gà tưởng chỉ thu hút sự tò mò của khách qua đường, hóa ra không phải. Vào đến cuối xã, khi đã cách hai ngôi nhà có đàn gà nhuộm lông khoảng 12km, tình cờ nói chuyện với một người dân, người này cũng lấy làm thú vị: "Ngày xưa bà con vẫn chữa bọ đỏ cho gà theo kiểu ấy, nhưng sau này không thấy ai làm nữa. Lần này hai nhà đó nhuộm cả đàn, nhìn rất vui mắt".
Related news
Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.
Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.
Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.