Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân

Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân
Ngày đăng: 11/06/2014

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Ngày 9/6, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức lễ công bố quyết định cấp giấy phép khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho các ngư dân thuộc Chi hội nghề cá xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang.

Bước đầu, Chi hội nghề cá xã Vinh Thanh có 112 hội viên. Trên cơ sở giấy phép này, các hội viên có thể khai thác trên toàn bộ vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên -Huế. Đặc biệt trong vùng biển ven bờ xã Vinh Thanh các ngư dân có thể bố trí ngư cụ cố định (khai thác cố định), khôi phục các chà rạm làm nơi trú ẩn tôm cá khai thác.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết, đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về giao quyền khai thác thủy sản ven bờ cho ngư dân. Theo đó, cộng đồng ngư dân và Nhà nước cùng phối hợp quản lý ngư trường.

Trước đó, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên- Huế cũng đã cấp giấy phép khai thác thủy sản ven biển cho Chi hội nghề cá xã Quảng Công, huyện Quảng Điền. Chi hội nghề cá xã Quảng Công với hơn 290 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, được khai thác di động vùng biển ven bờ Thừa Thiên – Huế, trong đó có 13.780 ha khai thác thủy sản cố định trên vùng biển xã Quảng Công.

Được biết, ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cấp 41 giấy phép khai thác thủy sản cho 43 Chi hội nghề cá cơ sở.

Riêng về phía biển, đây là mô hình đầu tiên, trong đó diện tích được cấp phép vùng khai thác di động 228.000 ha, vùng khai thác cố định 5.550 ha.

Việc cấp giấy phép hoạt động khai thác vùng ven biển cho các Chi hội nghề cá ở cơ sở sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân khai thác, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng biển của mình.

Tham gia mô hình này, Chi hội nghề cá địa phương có trách nhiệm cùng với UBND xã, công an, đồn biên phòng chống khai thác hủy diệt, cụ thể là các tàu giã cào xâm hại vùng biển ven bờ. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên- Huế cho biết đang xúc tiến nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm theo quy trình VietGAP ao sạch túi đầy Nuôi tôm theo quy trình VietGAP ao sạch túi đầy

Triển khai từ năm 2014, dự án nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện ở 6 tỉnh, thành phố với 9 mô hình đã thu được kết quả khả quan.

23/10/2015
Năng suất lúa năm 2015 đạt kỷ lục Năng suất lúa năm 2015 đạt kỷ lục

Mặc dù thời tiết khó khăn, thị trường biến động, giá vật tư nông nghiệp cao nhưng năng xuất lúa hè thu và vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc vẫn đạt kỷ lục.

23/10/2015
Trồng cây phật thủ cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm Trồng cây phật thủ cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm

Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng).

23/10/2015
Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền

Ngày 21-10, tại Khu Công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình), Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền và Công ty cổ phần Bình Điền - Ninh Bình (doanh nghiệp có 51% vốn góp của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền) tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền - Ninh Bình.

23/10/2015
Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến ngành nông nghiệp Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến ngành nông nghiệp

“Đề nghị Chính phủ quan tâm đến quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu,…”.

23/10/2015