Đu Đủ Cao Sản Lãi Khá
Ông Đỗ Thế Năng (xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, năm qua gia đình ông cải tạo vườn mua 550 gốc đu đủ về trồng, bị chết hết 50 gốc, số còn lại chăm sóc và đã bán 4.500 đ/kg, thu về gần 40 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Giá đu đủ mấy ngày nay tiếp tục tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg vẫn không có để bán.
Ông Năng chia sẻ, đây là loại cây ngắn ngày, cho thu hoạch nhanh, trồng kiểu lót bạc hạn chế cỏ mọc, đảm bảo độ ẩm cho cây. Từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu trong thời gian 4 tháng, trồng cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m.
Đu đủ cao sản có màu sắc đẹp, mỗi cây cho trọng lượng từ 40 - 50 kg quả. Hiện ông đã trồng thêm 700 gốc đu đủ cao sản phát triển rất tốt.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.
Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.
Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.
Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn