Giám Sát Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Sông Chà Và

Nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc cầu Chà Và
Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trên chiều dài gần 4 km của sông Chà Và hiện có 115 hộ đang khai thác nuôi trồng thủy sản với 2.866 lồng chuẩn (6m x 6m). Chủ yếu nuôi các loại cá bớp, chẽm, mú, chim và hàu, cho hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù tỉnh đã có Bản đồ quy hoạch tổng thể khu nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và nhưng khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ dân đều nuôi trồng tự phát, chưa theo quy hoạch.
Trong đó, có nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc hai bên cầu Chà Và. Khu vực nuôi trồng này cũng chưa giải quyết được vấn đề vệ sinh nguồn nước do các hộ dân xả thẳng nước thải sinh hoạt và rác thải là thức ăn thừa từ các lồng nuôi trồng ra sông.
Đoàn đã gặp gỡ các hộ dân nuôi trồng khu vực này, khảo sát quy trình nuôi, vận chuyển thức ăn cho cá và xuất sản phẩm đến các nậu vựa. Đồng thời ghi nhận các ý kiến phản hồi của các hộ dân về dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước và những ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.

Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.