Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Xã Hạnh Phúc (Thanh Hóa)
Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.
Năm 2009, xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều hộ gia đình ở xã Hạnh Phúc (Thọ Xuân - Thanh Hóa) đã mua trâu, bò từ các nơi khác về vỗ béo rồi bán ra thị trường. Trung bình mỗi con trâu, bò mua về bà con thường nuôi thêm khoảng 2 tháng là xuất bán. Ngoài việc chăn thả, thức ăn chủ yếu là các loại sản phẩm nông nghiệp như: cây ngô, cỏ voi, lúa, ngô hạt.
Gia đình anh Trịnh Văn Trung, ở thôn 9, hiện đang nuôi 6 con trâu, bò cho biết: Với giá tại địa phương, 1 tấn ngô chỉ bán được 6 triệu đồng, nếu để vỗ béo trâu, bò sẽ thu về gấp 3 lần. Ngoài việc đồng áng, việc vỗ béo trâu, bò có thể tận dụng tối đa thời gian. Mỗi con trâu, bò sau khi được vỗ béo có lời khoảng 3 triệu đồng (đã trừ chi phí).
Theo kinh nghiệm của anh Trung, khâu chọn mua rất quan trọng. Nếu chọn phải con chậm phát triển, sau 2 tháng nuôi vẫn chưa béo để có thể bán, phải nuôi thêm, thời gian đầu tư sẽ dài hơn, số lãi sẽ ít đi và ngược lại. Để tăng thêm nguồn thức ăn, bà con tận dụng từng khoảnh đất nhỏ để trồng cỏ. Hiện, cả xã Hạnh Phúc có khoảng trên 200 hộ nuôi trâu, bò vỗ béo với gần 600 con. Năm 2012, lúc cao điểm cả xã có tới khoảng trên 700 con.
Do trâu, bò được mua từ các địa phương khác đưa về nên bà con rất chú trọng đến việc phòng dịch (không mua trâu, bò không có giấy kiểm dịch của ngành thú y). Ngoài ra, công tác tiêm phòng cũng được các hộ chăn nuôi thực hiện triệt để. Vì vậy, từ trước tới nay, xã chưa hề bị dịch bệnh.
Gia đình ông Nguyễn Vũ Tới, thôn 5 hiện đang nuôi 6 con bò, là một trong những hộ có kinh nghiệm nuôi trâu, bò lâu năm ở xã. Năm 2012 ông Tới và gia đình đã vỗ béo được 70 con trâu, bò. Lúc cao điểm nuôi tới 10 con và còn duy trì luôn cả lò mổ. Do không sử dụng thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt được thị trường ưa chuộng.
Theo ông Tới, thấy rõ hiệu quả từ việc vỗ béo trâu, bò nên bà con nông dân trong xã đã mở rộng diện tích cây trồng vụ đông để thêm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Năm 2013, cả xã có 154,3 ha cây rau màu các loại. Riêng năm 2012 cả xã vỗ béo và đưa ra thị trường trên 1.000 con trâu, bò thì thu về nguồn lợi rất đáng kể. Năm 2011 thu nhập bình quân 14 triệu đồng/người/năm, năm 2012 tăng lên 18 triệu, năm 2012 lên 23 triệu.
Để giúp nông dân trong xã có điều kiện đầu tư chăn nuôi, hội nông dân xã đã làm tốt công tác phối hợp với các ngân hàng để hội viên, nông dân vay vốn với tổng dư nợ đến thời điểm hiện tại do hội tín chấp và ủy thác gần 11 tỷ đồng. Ngoài ra còn tích cực phối hợp để tổ chức tập huấn đưa kiến thức khoa học - kỹ thuật đến hội viên, nông dân nhất là công tác phòng dịch cho gia súc, gia cầm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho bà con.
Xã Hạnh Phúc đang trên đà cán đích 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2013. Việc nhân rộng các mô hình kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng giúp cải thiện đời sống, tạo sự phát triển bền vững từ mỗi hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, chiều ngày 6-3, tỉnh đã họp và quyết định sẽ công bố dịch cúm gia cầm tại xã Mã Đà và Thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu).
Ý tưởng nhiều vô kể, cái thành công cũng nhiều và không ít cái thất bại nhưng đến 80 tuổi ông vẫn là con người của hành động. Ông là cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.
Được sự hỗ trợ vốn và tập huấn khoa học – kỹ thuật từ Ban Quản lý Dự án Chương trình phát triển huyện Long Phú (Sóc Trăng) do tổ chức Actionaid (AAV) tài trợ, có 15 thành viên là nữ chủ hộ ở Tổ hợp tác chăn nuôi heo "Mai Vàng", xã Tân Thạnh có điều kiện làm túi ủ biogas để xử lý các chất thải trong chăn nuôi, biến chúng thành khí gas phục vụ đun nấu cho gia đình.
Vụ lúa Đông Xuân sớm, nông dân phấn khởi vì trúng mùa được giá. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao ngày, đến thời điểm này ở Vĩnh Long, khi những cánh đồng lúa phía Bắc QL1 như TX Bình Minh, Bình Tân và một phần của huyện Tam Bình đang vào vụ chín rộ thì giá lúa rớt từng ngày. Nông dân kêu trời, còn nhiều thương lái mua lúa đã bỏ cả tiền đặt cọc và… “biến mất dạng”.
Siêu bão số 10 đã gây ra thiệt hại lớn cho cây cao su ở khu vực Bắc Trung bộ, trong đó, Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề nhất. Nhưng với bản tính cần cù chịu khó của người miền Trung, những vườn cao su tan hoang sau bão giờ vẫn sẽ được thay thế bằng những vườn cao su mới.