Giảm Hơn 1.000 Tàu Cá Đánh Bắt Gần Bờ Ở Kiên Giang
Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.
Theo ông Vũ, số liệu thống kê qua công tác quản lý đăng ký và cấp phép tàu cá thì hiện tỉnh Kiên Giang còn 10.776 tàu đánh cá hoạt động với tổng công suất máy chính trên 1,7 triệu CV. Ngoài ra còn có hơn 2.000 tàu cá từ các tỉnh khác đăng ký hoạt động tại ngư trường Kiên Giang.
“Số lượng tàu cá hơn 12.700 tàu thực sự quá lớn so với diện tích ngư trường chỉ rộng 63.290 km2. Do đó, từ nhiều năm nay đội tàu đánh cá của Kiên Giang phải dạt ra vùng ngoài, thậm chí phải đi rất xa ra các vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước mới có cá để đánh” – ông Vũ nói.
Còn ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) – thì cho hay hiện có tới khoảng 30% trong số 1.700 tàu đánh bắt xa bờ của địa phương không thể ra khơi do thiếu ngư phủ (từ địa phương gọi thuyền viên trên các tàu đánh cá - P/v).
Nguyên nhân, theo ông Ngữ, do hoạt động đánh bắt không còn hiệu quả, tiền lương sau mỗi chuyến biển thấp nên nhiều ngư phủ bỏ tàu lên bờ làm phụ hồ, bán vé số… để mưu sinh.
Thời điểm đầu năm 2013, sau mỗi chuyến đi biển kéo dài 30 ngày thì bình quân một ngư phủ thu nhập khoảng 5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Nhưng từ tháng bảy tới cuối năm 2013 gần như không còn tiền chia cho ngư phủ, nên anh em bỏ tàu.
Ông Vũ – cho biết thêm việc giảm số lượng tàu công suất nhỏ là phù hợp với quy luật tự nhiên, bởi mấy năm trước số tàu cá tăng chóng mặt. Có thời điểm mỗi tháng tỉnh Kiên Giang tăng thêm cả chục tàu công suất lớn.
Tỉnh cũng đã có định hướng giảm số lượng tàu đánh cá từ nay tới năm 2020 chỉ còn khoảng 6.000 chiếc là vừa. Trước mắt, chúng tôi đã ngưng cấp phép đóng mới cho tàu cào công suất dưới 90 CV, các nghề đánh bắt khác thì ngưng cấp phép cho tàu đóng mới công suất dưới 30 CV.
Có thể bạn quan tâm
“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.
Dân Việt trân trọng giới thiệu bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân: Cần đột phá ở khâu trước và sau nông dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.
Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.
Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.