Tiêu Hủy Sắn Bị Rệp Châu Phi Tấn Công

Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị đang tiến hành kiểm tra trên toàn tỉnh, khoanh vùng, đồng thời tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, thôn về cách phòng, chống loại rệp này. Ngày 30.8 tới, tỉnh Quảng Trị sẽ tiến hành tiêu hủy tất cả diện tích cây sắn bị bệnh nhằm tránh lây lan trên diện tích rộng và lây sang các loại cây trồng khác.
Được biết, rệp châu Phi có tốc độ lây lan nhanh, xuất hiện tại Việt Nam đầu tiên vào năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Dù Bộ Tài chính đã loại bỏ đến 35 loại phí và lệ phí, nhưng theo người chăn nuôi, vẫn còn rất nhiều loại đang tồn tại, không đánh trực tiếp vào các hộ chăn nuôi, mà thông qua các khâu trung gian như: thức ăn chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, kiểm dịch, giết mổ...

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.

Ngoại phụ thuộc, nội không có bất cứ một sự liên kết nào giữa doanh nghiệp và nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ, người trồng tự phát, đầy rủi ro, doanh nghiệp làm thuê cho thương lái Trung Quốc... khiến thanh long mãi chẳng “ngọt”!

Từ một loài cây hoang dã, trái chín rụng rơi đầy gốc vào mùa thu mỗi năm, giờ đây quả táo mèo (còn gọi là sơn tra) đang trở thành hàng hóa bán chạy về miền xuôi.

Niên vụ sản xuất muối năm 2015 của diêm dân xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) sắp khép lại.