Hỗ Trợ Giống Ớt Ngọt Cho Nông Dân

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp 64 ngàn cây giống ớt ngọt Hà Lan cho 20 hộ nông dân thuộc các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành và Tà Nung.
Đây là giống ớt ngọt Hà Lan có đặc điểm trái màu đỏ hay vàng, cứng và trọng lượng trung bình 4 trái/kg, rất được thị trường ưa chuộng. Tổng chi phí hỗ trợ cây giống trên 190 triệu đồng, đồng thời bà con được Trung tâm hướng dẫn kỹ thuật canh tác đúng quy trình.
Đây là một hoạt động của Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt nhằm giúp bà con đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu.

Theo Hội Nuôi ong Việt Nam, 9 tháng đầu năm, Việt Nam XK khoảng 40.000 tấn mật ong với giá trị đạt trên 100 triệu USD. Dự kiến cả năm, sản lượng XK sẽ chạm mức 45.000 tấn. Trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chật vật để “lọt” được vào các thị trường “khó tính” thì mật ong đi tiên phong, là sản phẩm từ động vật duy nhất của Việt Nam “thoải mái” XK vào Mỹ và EU.

Nhằm khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP mở rộng ưu đãi cho các lĩnh vực nông nghiệp. Đồng Nai cũng đang xây dựng đề án hỗ trợ DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020.

Dịp này, Tổng công ty cao su Đồng Nai đã chọn 10 thí sinh có thành tích cao để lập đội tuyển dự hội thi tay nghề thợ giỏi khai thác mủ cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 12.

Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng(Đồng Văn) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở NN&PTNT; với chức năng, nhiệm vụ được giao mà theo như lời đồng chí Giám đốc Trung tâm Giang Lộc Thăng khẳng định: “Trong những năm qua, Trung tâm đã luôn tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào sự nghiệp xóa, đói giảm nghèo của tỉnh...”.