Giảm Hơn 1.000 Tàu Cá Đánh Bắt Gần Bờ Ở Kiên Giang

Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.
Theo ông Vũ, số liệu thống kê qua công tác quản lý đăng ký và cấp phép tàu cá thì hiện tỉnh Kiên Giang còn 10.776 tàu đánh cá hoạt động với tổng công suất máy chính trên 1,7 triệu CV. Ngoài ra còn có hơn 2.000 tàu cá từ các tỉnh khác đăng ký hoạt động tại ngư trường Kiên Giang.
“Số lượng tàu cá hơn 12.700 tàu thực sự quá lớn so với diện tích ngư trường chỉ rộng 63.290 km2. Do đó, từ nhiều năm nay đội tàu đánh cá của Kiên Giang phải dạt ra vùng ngoài, thậm chí phải đi rất xa ra các vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước mới có cá để đánh” – ông Vũ nói.
Còn ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) – thì cho hay hiện có tới khoảng 30% trong số 1.700 tàu đánh bắt xa bờ của địa phương không thể ra khơi do thiếu ngư phủ (từ địa phương gọi thuyền viên trên các tàu đánh cá - P/v).
Nguyên nhân, theo ông Ngữ, do hoạt động đánh bắt không còn hiệu quả, tiền lương sau mỗi chuyến biển thấp nên nhiều ngư phủ bỏ tàu lên bờ làm phụ hồ, bán vé số… để mưu sinh.
Thời điểm đầu năm 2013, sau mỗi chuyến đi biển kéo dài 30 ngày thì bình quân một ngư phủ thu nhập khoảng 5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Nhưng từ tháng bảy tới cuối năm 2013 gần như không còn tiền chia cho ngư phủ, nên anh em bỏ tàu.
Ông Vũ – cho biết thêm việc giảm số lượng tàu công suất nhỏ là phù hợp với quy luật tự nhiên, bởi mấy năm trước số tàu cá tăng chóng mặt. Có thời điểm mỗi tháng tỉnh Kiên Giang tăng thêm cả chục tàu công suất lớn.
Tỉnh cũng đã có định hướng giảm số lượng tàu đánh cá từ nay tới năm 2020 chỉ còn khoảng 6.000 chiếc là vừa. Trước mắt, chúng tôi đã ngưng cấp phép đóng mới cho tàu cào công suất dưới 90 CV, các nghề đánh bắt khác thì ngưng cấp phép cho tàu đóng mới công suất dưới 30 CV.
Related news

Diện tích trồng thanh long tại tỉnh Long An đã tăng hơn 3 lần trong vòng 2 năm qua. Diện tích tăng quá nhanh khi nhu cầu tiêu thụ loại trái cây đặc sản này chưa mở rộng tương ứng đã dẫn đến nguy cơ thua lỗ do cung vượt cầu.

BT- Sau chương trình “Chung tay góp sức vì biển Đông, ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển”, Ngân hàng TMCP Đầu tư – Phát triển Việt Nam (BIDV) đang chuẩn bị triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu vỏ sắt, nhằm tăng cường khả năng bám biển. Bình Thuận, nơi có ngư trường lớn và hiện có 7.523 tàu với tổng công suất 773.729 cv thì đây là một cơ hội tốt để ngư dân tiếp cận nguồn vốn rẻ, tiếp tục nâng công suất tàu thuyền đánh bắt.

Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng đều XK qua đường tiểu ngạch, luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với thương nhân trong nước. Đồng thời, sự lệ thuộc lớn vào một thị trường không ổn định như Trung Quốc đã khiến nhiều mặt hàng XK bắt đầu bị ảnh hưởng và buộc phải tìm giải pháp chuyển hướng.

Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.