Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Ở Lào Cai

Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Ở Lào Cai
Ngày đăng: 11/06/2012

Những năm gần đây, chăn nuôi theo hình thức trang trại đã hình thành và phát triển mạnh. Toàn tỉnh Lào Cai, hiện có 167 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại, trong đó 81 trang trại nuôi lợn, 86 trang trại nuôi gia cầm. Các mô hình trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đây cũng là hướng phát triển được chú trọng trong thời gian tới.

Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến cuối năm 2011 (trước khi xảy ra dịch bệnh lở mồm, long móng và dịch tai xanh), đàn lợn trên địa bàn tỉnh có 422 nghìn con, đàn trâu 123 nghìn con, đàn bò 17 nghìn con và đàn gia cầm trên 2,9 triệu con. Tuy số lượng giảm so với cùng kỳ, nhưng sản lượng thịt tăng đáng kể, năm 2011, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các loại gia súc, gia cầm đạt 32 nghìn tấn, tăng 7,5% so với 2010. Sản lượng này cơ bản đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trên thị trường trong tỉnh và một phần xuất bán sang tỉnh khác.

Tuy nhiên, thời gian qua, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh đứng trước nhiều khó khăn, như dịch tai xanh, dịch lở mồm, long móng gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Dịch lở mồm, long móng xảy ra từ đầu tháng 3/2012 tại 15 thôn, bản của 8 xã thuộc 5 huyện làm 50 con trâu, bò và 164 lợn mắc bệnh. Dịch tai xanh xảy ra cuối năm 2011 cũng đã gây thiệt hại không nhỏ, trong đó, riêng đợt dịch từ ngày 14/4/2012 đến ngày 7/5/2012, xảy ra tại 115 hộ thuộc 37 thôn, tổ của 9 xã, thị trấn ở 3 huyện: Bảo Thắng, Bát Xát và Bắc Hà đã làm 1.482 con lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu hủy là 1.060 con (56 tấn).

Điều dễ nhận thấy là các điểm phát sinh dịch hầu hết đều ở những mô hình chăn nuôi theo hình thức truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Việc chưa chủ động được nguồn giống khiến chăn nuôi của tỉnh thiếu bền vững trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Lý, Trưởng phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng cho rằng: Một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh khó kiểm soát là do địa bàn chưa tự sản xuất đủ con giống, việc nhập lợn giống từ các tỉnh khác vào địa bàn hàng năm rất lớn dễ là nguồn lây lan bệnh dịch. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chăn nuôi, như trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, cơ sở chế biến thức ăn đang là yêu cầu cần thiết. Theo chủ trương của tỉnh, huyện Bảo Thắng đang lên kế hoạch xây dựng khu sản xuất giống để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, điều này sẽ tạo nên những thuận lợi đáng kể cho người chăn nuôi Bảo Thắng nói riêng và ngành chăn nuôi Lào Cai nói chung.

Sau dịch bệnh, tâm lý người chăn nuôi đang bị ảnh hưởng đáng kể, vấn đề đang đặt ra trước mắt là các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hộ gia đình, các trang trại tái đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên, việc tái đàn cần được kiểm soát tốt hơn, không thực hiện một cách ồ ạt, không nhập con giống trôi nổi. Tái đàn phải đi đôi với những giải pháp triệt để như: Nâng cao trình độ kỹ thuật, điều kiện chăn nuôi, nhận thức về chủ động phòng, chống dịch bệnh. Hạn chế việc chăn nuôi đại gia súc phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, nâng cao tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh, phòng, chống rét.

Để phát triển chăn nuôi thực sự bền vững, ngành nông nghiệp và các địa phương cần tính đến những giải pháp mang tính chiến lược, như áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng trang trại công nghiệp, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, sớm quy hoạch lại vùng chăn nuôi hàng hóa. Tăng cường công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và lây lan bệnh dịch.

Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi

Qua 2 năm đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp và ban hành kế hoạch hành động.

12/08/2015
Quảng Nam mở rộng diện tích trồng cao su Quảng Nam mở rộng diện tích trồng cao su

Ngày 11/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cao su xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn với diện tích 893 ha.

12/08/2015
Toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi Toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi

Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn.

12/08/2015
Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang)

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố đặc sản này là một trong số 50 loại trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam; năm 2013, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vinh danh lọt vào top 10 loại trái cây ngon bậc nhất Việt Nam. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.

12/08/2015
Thanh long rớt giá thê thảm Thanh long rớt giá thê thảm

Do nguồn cung thanh long từ các tỉnh Bình Thuận, Long An nhiều nên giá thanh long trong 1 tuần trở lại đây giảm mạnh. Khảo sát tại TP.Vũng Tàu cho thấy, thanh long ruột đỏ phổ biến ở mức 7.500 đồng/kg, thanh long ruột trắng 3.500 - 5.000 đồng/kg.

12/08/2015