Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Nóng

Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Nóng
Ngày đăng: 26/08/2014

Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ những tác động này và nắm được giải pháp phòng tránh thích hợp.

Ảnh hưởng của nắng nóng: Tôm là loài động vật biến nhiệt, tiến hóa thấp, sức đề kháng kém, rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ. Khi nhiệt độ trên 320C thì tôm sẽ ngừng ăn, trốn xuống tầng đáy, nằm yên và vùi mình trong lớp bùn đáy nên nguy cơ nhiễm khí độc, vi khuẩn gây bệnh và thiếu ôxy dưới tầng đáy là rất cao.

Ở điều kiện nhiệt độ cao, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều ôxy nên dễ dẫn đến tôm bị thiếu dưỡng khí vào ban đêm.

Khi trời nắng, nhiệt độ nước tăng cao thì hàm lượng ôxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên vừa tiêu tốn ôxy hòa tan vừa sinh ra nhiều loại khí gây độc cho tôm như H2S, NO2, CO2, NH3… Vào mùa nắng nóng, tảo trong ao sẽ phát triển mạnh, khi tảo tàn gây thiếu ôxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc gây chết tôm hàng loạt.

Giải pháp khắc phục: Việc chuẩn bị ao nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy, gia cố bờ ao…

Lựa chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và được kiểm dịch. Mật độ thả tôm nên vừa phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, tôm sú 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng 60-80 con/m2. Lắp đặt đầy đủ và duy trì chạy quạt nước, tránh sự phân tầng nhiệt độ và cung cấp đủ ôxy dưới tầng đáy ao. Thường xuyên kiểm tra màu sắc, thức ăn của tôm để cho ăn đủ, tránh dư thừa.

Định kỳ xi phông đáy ao để loại bỏ mùn bã hữu cơ lắng đọng, dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước. Bên cạnh đó cần tăng cường sức khỏe của tôm bằng các loại thức ăn có bổ sung vitamin C, khoáng chất, thuốc bổ. Khi tôm đạt trên một tháng tuổi nên giảm cho ăn vào ban đêm và tăng cường chạy quạt khí. Định kỳ lấy mẫu kiểm tra xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn vibrio sp ở nước nuôi và bùn đáy ao để có biện pháp xử lý.

Khi tảo phát triển mạnh có thể dùng BKC, Chlorine để diệt tảo với liều lượng từ 5 đến 6ppm. Lưu ý, trong thời gian diệt tảo nên giảm từ 30 đến 50% lượng thức ăn của tôm, đồng thời tăng cường quạt khí để hóa chất bay hơi, sau đó bón chế phẩm vi sinh để phục hồi hệ vi khuẩn trong ao.

Đối với những ao nuôi có nguồn nước sạch, độ mặn ổn định (từ 12 đến 15‰) thì có thể thay nước ao từ 20 đến 30% để giảm mật độ tảo và ngăn sự phát triển của chúng trong ao.

Duy trì ổn định pH trong giới hạn cho phép từ 7,5 đến 8,2 bằng vôi (CaO) và mật rỉ đường. Khi phát hiện tôm chết, cần giảm 50% lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn ngay lập tức vì tôm bị bệnh sẽ ăn ít hoặc không ăn. Sau đó, nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và xử lý kịp thời, tránh lây lan bệnh trong vùng nuôi.

Có thể tăng pH lên từ 7,9 đến 8 vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời lên bằng cách bón vôi nhằm làm chậm quá trình lột xác tôm, giảm tỉ lệ chết. Tiếp đó, bổ sung thêm khoáng chất, vitamin, vi sinh đường ruột, thuốc bổ gan vào thức ăn cho tôm, liều lượng như hướng dẫn trên bao bì để giúp tôm phục hồi và khỏe lại nhanh chóng. Duy trì sục khí liên tục và có thể cấp thêm nước sạch nếu thấy cần thiết.


Có thể bạn quan tâm

An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

29/05/2015
Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

29/05/2015
Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

29/05/2015
Nhiều hộ ương nuôi cá giống có lãi Nhiều hộ ương nuôi cá giống có lãi

Theo Liên trạm Thủy sản Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), hiện giá cá tra giống loại 2cm có giá bán 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với giá bán này các hộ ương cá tra giống có lãi khoảng 6.500 đồng/kg, một số hộ nuôi đang thả nuôi mới, tuy nhiên tỷ lệ cá ương nuôi sống rất thấp. Giá các giống cá ruộng nhìn chung không tăng so với cùng kỳ do chưa vào vụ thả nuôi cá ruộng.

29/05/2015
Xôn xao Cửa Hội (Nghệ An) Xôn xao Cửa Hội (Nghệ An)

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 6.000ha tôm nuôi của bà con huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu từ 1 - 2 tháng tuổi.

29/05/2015