Người Dân Thành Phố Vẫn Đang Khát Rau Sạch!

Ngồi dự một hội thảo nhưng chị Kim Oanh – nhân viên một công ty truyền thông có trụ sở tại quận Tân Bình (TP.HCM), liên tục nhắn tin, gọi điện cho một người bà con ở Long Thành (Đồng Nai) nhắc họ phụ chăm sóc vườn rau do chị thuê đất trồng, cung cấp cho cả gia đình...
Hội chợ Triển lãm thường niên nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm 2014 (Hi – Tech Agri 2014) vừa qua ở TP.HCM được tổ chức rầm rộ, báo cáo hoành tráng, thế nhưng, trong hơn 340 gian hàng nơi đây chỉ có gian hàng bày bán, giới thiệu các mô hình trồng rau tại nhà là luôn tấp nập khách ra vào, kẻ mua người bán nhộn nhịp.
Sản phẩm của đơn vị này không lớn, không áp dụng nhiều các “kỹ thuật cao” của nước ngoài, không cần nhà kính, phòng lạnh… Chỉ là bán mấy cái chậu nhỏ, trong đó có thể trồng đủ các loại rau, số lượng ít thôi nhưng rất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày.
Nhân viên của gian hàng này thì nhiệt tình hướng dẫn người mua cách tưới nước, bón thêm chút phân hữu cơ… để rau phát triển một cách tự nhiên nhất. Đơn giản thế thôi mà 5 ngày hội chợ liên tiếp, gian hàng luôn đông khách. Người già, người trẻ, chen chân mong tìm hiểu để có được nguồn rau sạch cho con và gia đình.
Cũng tại Hi-Tech Agri 2014, ngồi dự một hội thảo nhưng chị Kim Oanh – nhân viên một công ty truyền thông có trụ sở tại quận Tân Bình (TP.HCM), liên tục nhắn tin, gọi điện cho một người bà con ở Long Thành (Đồng Nai) nhắc họ phụ chăm sóc vườn rau do chị thuê đất trồng, cung cấp cho cả gia đình. Thế mới biết, người dân thành phố vẫn đang “khát” rau sạch!
Ông Lê Minh Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ trên 3.700 tấn rau các loại. Ông Dũng khẳng định, gần như toàn bộ rau lưu thông trên địa bàn là rau an toàn được kiểm tra từ chợ đầu mối. Trong đó, nguồn rau trồng tại TP.HCM chiếm khoảng 30%, còn lại từ các địa phương khác vận chuyển vào. Nói chung, việc kiểm tra quy trình trồng rau an toàn ở các địa phương được thực hiện rất thường xuyên...
Nhưng như lời mấy chị chen lấn mua hàng tại gian hàng kể trên, là vì hằng ngày ra chợ nghe tiểu thương “quảng cáo” rau sạch, rau an toàn này kia… nhưng không tin được. Rau thì bán xô, không bao bì, nhãn mác, cán bộ đi thực tế thì thì kiểu “ngó ngó cho qua”… nên họ đành phải tự thân vận động. Vậy nên dễ hiểu tại sao người dân vẫn phải ra ngoại thành, thậm chí về tỉnh thuê đất trồng rau, vẫn chen chân mua xô chậu về xếp giàn trên sân thượng… cũng chỉ mong hai chữ “rau sạch”.
Có thể bạn quan tâm

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.

Con bò cái “đặc biệt” của gia đình ông Cao Xuân Sơn, trú tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa sinh 2 con bê con cùng một lúc. Sự kiện hy hữu này đã thu hút rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.