Cây Bời Lời, Chìa Khóa Thoát Nghèo Ở Hướng Việt
Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.
Chúng tôi đến nhà ông Hồ Văn Hoàng, thôn Xa Đưng, một trong những người tiên phong trồng cây bời lời ở xã Hướng Việt. Ông Hoàng cho biết ngày trước, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy. Sau khi được các thương lái đặt mua vỏ cây bời lời với số lượng lớn, ông Hoàng và nhiều người dân trong bản đã vào rừng khai thác vỏ cây bời lời vì đây là công việc nhẹ nhàng, nhưng lại có nguồn thu nhập khá cao so với làm nương rẫy.
Nhưng khi lượng người khai thác ngày càng nhiều thì vỏ cây bời lời càng khan hiếm, hoặc muốn khai thác được nhiều thì phải đi vào những cánh rừng già xa xôi, cách trở và nguy hiểm.
Từ đó, ông nảy ra ý định đưa cây bời lời về trồng trên nương rẫy, hoặc trong vườn gia đình để có thể khai thác lâu dài. Ngay khi có cây con giống và các hạt giống nảy mầm, các thành viên trong gia đình ông ra sức chăm sóc, với niềm tin cây bời lời sẽ mang đến cuộc sống sung túc sau này. Từ thời điểm trồng cây bời lời đến khi thu hoạch phải mất ít nhất 7 năm, nên trong khoảng thời gian cây đang phát triển, ông trồng xen thêm ngô, lạc, cây sắn...
Cuộc sống gia đình ông bắt đầu thay đổi khi gần 1 ha cây bời lời đưa vào khai thác năm 2004, thu về hàng chục triệu đồng. Từ đó, ông Hoàng tích cực chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp cây giống cho nhiều người dân trong thôn để cùng nhau phát triển cây bời lời trên địa bàn xã Hướng Việt.
Anh Hồ Văn Vọng, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Việt cho biết, từ năm 2004 đến nay, chính quyền địa phương có chủ trương đẩy mạnh phát triển cây bời lời, xem đây là cây trồng chủ lực ở địa phương. Bời lời là loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh, phát triển mạnh trong mọi điều kiện khí hậu, đất đai...
Cây bời lời được tận dụng từ cành đến gốc, như vỏ, lá cây làm bột nhang, làm keo, còn thân cây được dùng trong công nghiệp chế biến gỗ, đồ gia dụng...
Đến nay, toàn xã có hơn 200 ha cây bời lời, trong đó trên 50% diện tích đã cho khai thác. Theo thống kê, bình quân mỗi gia đình trồng ít nhất từ 3.000 - 4.000 cây bời lời, nhiều nhất trên 10.000 cây. Cây bời lời phát triển mạnh tạo nên sự đa dạng về cây trồng ở Hướng Việt và đem lại hiệu quả kinh tế cao ở địa phương.
Ngoài ra ở xã hiện có gần 50 mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/người/năm.
Ngồi trong ngôi nhà kiên cố vừa mới xây dựng với số tiền trên 100 triệu đồng của gia đình ông Hoàng, chúng tôi cảm nhận được hiệu quả kinh tế mà cây bời lời mang lại. Từ hơn 2 ha cây bời lời vừa mới được khai thác, thu về hơn 100 triệu đồng, ông Hoàng không chỉ xây dựng nhà cửa khang trang cho mình mà còn xây nhà, mua sắm phương tiện cho các con khi lập gia đình. Nhiều năm qua, đã có rất nhiều gia đình thoát nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu từ cây bời lời.
Anh Hồ Văn Nam ở thôn Xa Đưng dẫn chúng tôi đi tham quan vườn cây bời lời hơn 3 ha, có tuổi đời trên 10 năm. Bây giờ, cuộc sống gia đình anh đã thay đổi, vươn lên làm giàu với thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp, trong đó, cây bời lời là nguồn thu nhập chính.
Dừng chân trên đỉnh đèo Sa Mù, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy màu xanh bạt ngàn của cây bời lời. Đây là tín hiệu vui, bởi không lâu nữa trên 200 ha bời lời đưa vào khai thác thì cuộc sống người dân Hướng Việt sẽ thay đổi rõ rệt, thoát nghèo và vươn lên giàu có bền vững.
Có thể bạn quan tâm
“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:
Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.
Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực