Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Nóng

Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Nóng
Publish date: Tuesday. August 26th, 2014

Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ những tác động này và nắm được giải pháp phòng tránh thích hợp.

Ảnh hưởng của nắng nóng: Tôm là loài động vật biến nhiệt, tiến hóa thấp, sức đề kháng kém, rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ. Khi nhiệt độ trên 320C thì tôm sẽ ngừng ăn, trốn xuống tầng đáy, nằm yên và vùi mình trong lớp bùn đáy nên nguy cơ nhiễm khí độc, vi khuẩn gây bệnh và thiếu ôxy dưới tầng đáy là rất cao.

Ở điều kiện nhiệt độ cao, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều ôxy nên dễ dẫn đến tôm bị thiếu dưỡng khí vào ban đêm.

Khi trời nắng, nhiệt độ nước tăng cao thì hàm lượng ôxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên vừa tiêu tốn ôxy hòa tan vừa sinh ra nhiều loại khí gây độc cho tôm như H2S, NO2, CO2, NH3… Vào mùa nắng nóng, tảo trong ao sẽ phát triển mạnh, khi tảo tàn gây thiếu ôxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc gây chết tôm hàng loạt.

Giải pháp khắc phục: Việc chuẩn bị ao nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy, gia cố bờ ao…

Lựa chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và được kiểm dịch. Mật độ thả tôm nên vừa phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, tôm sú 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng 60-80 con/m2. Lắp đặt đầy đủ và duy trì chạy quạt nước, tránh sự phân tầng nhiệt độ và cung cấp đủ ôxy dưới tầng đáy ao. Thường xuyên kiểm tra màu sắc, thức ăn của tôm để cho ăn đủ, tránh dư thừa.

Định kỳ xi phông đáy ao để loại bỏ mùn bã hữu cơ lắng đọng, dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước. Bên cạnh đó cần tăng cường sức khỏe của tôm bằng các loại thức ăn có bổ sung vitamin C, khoáng chất, thuốc bổ. Khi tôm đạt trên một tháng tuổi nên giảm cho ăn vào ban đêm và tăng cường chạy quạt khí. Định kỳ lấy mẫu kiểm tra xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn vibrio sp ở nước nuôi và bùn đáy ao để có biện pháp xử lý.

Khi tảo phát triển mạnh có thể dùng BKC, Chlorine để diệt tảo với liều lượng từ 5 đến 6ppm. Lưu ý, trong thời gian diệt tảo nên giảm từ 30 đến 50% lượng thức ăn của tôm, đồng thời tăng cường quạt khí để hóa chất bay hơi, sau đó bón chế phẩm vi sinh để phục hồi hệ vi khuẩn trong ao.

Đối với những ao nuôi có nguồn nước sạch, độ mặn ổn định (từ 12 đến 15‰) thì có thể thay nước ao từ 20 đến 30% để giảm mật độ tảo và ngăn sự phát triển của chúng trong ao.

Duy trì ổn định pH trong giới hạn cho phép từ 7,5 đến 8,2 bằng vôi (CaO) và mật rỉ đường. Khi phát hiện tôm chết, cần giảm 50% lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn ngay lập tức vì tôm bị bệnh sẽ ăn ít hoặc không ăn. Sau đó, nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và xử lý kịp thời, tránh lây lan bệnh trong vùng nuôi.

Có thể tăng pH lên từ 7,9 đến 8 vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời lên bằng cách bón vôi nhằm làm chậm quá trình lột xác tôm, giảm tỉ lệ chết. Tiếp đó, bổ sung thêm khoáng chất, vitamin, vi sinh đường ruột, thuốc bổ gan vào thức ăn cho tôm, liều lượng như hướng dẫn trên bao bì để giúp tôm phục hồi và khỏe lại nhanh chóng. Duy trì sục khí liên tục và có thể cấp thêm nước sạch nếu thấy cần thiết.


Related news

Phát Huy Thế Mạnh Nuôi Trồng Thuỷ Sản Phát Huy Thế Mạnh Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Hải Hà (Quảng Ninh) là một huyện có đường bờ biển kéo dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã có nhiều cố gắng để phát huy lợi thế ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Friday. October 18th, 2013
Mô Hình Nuôi Cua Xanh Xen Vụ Nuôi Tôm Sú Ở Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) Mô Hình Nuôi Cua Xanh Xen Vụ Nuôi Tôm Sú Ở Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa)

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.

Friday. October 18th, 2013
Tỷ Phú Rau Sạch Tỷ Phú Rau Sạch

Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.

Friday. October 18th, 2013
Nhiều Vùng Nuôi Tôm Thiệt Hại Nặng Nhiều Vùng Nuôi Tôm Thiệt Hại Nặng

Nhiều ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị hư hại do bão số 11. Ngay sau bão, các chủ hồ tôm đang nỗ lực tìm cách khắc phục

Saturday. October 19th, 2013
Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Saturday. October 19th, 2013