Giải Pháp Hiệu Quả Trong Chăn Nuôi

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).
Anh Nguyễn Bắc Chi, thôn 3, chủ trang trại diện tích 6.000m2, nuôi 15.000 con gà, chia sẻ: Năm 2012, được Trung tâm phát triển chăn nuôi TP hỗ trợ cung cấp chế phẩm sinh học, anh Chi mạnh dạn đầu tư, cải tạo chuồng trại và sử dụng đệm lót sinh học cho hầu hết diện tích chăn nuôi của gia đình. Từ khi sử dụng đệm lót sinh học, chuồng trại luôn khô thoáng, đảm bảo vệ sinh; đàn gà sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, hấp thu thức ăn tốt, những bệnh thường gặp không xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Lợi, thôn 5, một trong những hộ đầu tiên sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi cho biết: "Chuồng nuôi của gia đình tôi thường xuyên có từ 60 - 70 con lợn, nuôi xen kẽ 3 - 4 lứa/năm, nhưng đã gần 2 năm mà chuồng nuôi không có mùi hôi thối như trước. Hơn nữa, gia đình tôi còn tiết kiệm được khoảng 50% chi phí lao động, tiền nước, tiền điện...".
Ông Nguyễn Huy Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Trại cho rằng: Sử dụng đệm lót sinh học là một phương pháp hữu ích, giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, tăng trọng lượng vật nuôi, giữ ấm tốt cho gia súc, gia cầm vào mùa đông. Đặc biệt, với phương pháp này, một lao động có thể nuôi với số lượng gia súc, gia cầm lớn mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Ông Nguyễn Đức Dần - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Trại cho biết: Xã Ba Trại nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung của TP nên việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là rất cần thiết. Xã có 165 trang trại chăn nuôi tập trung, với 10 trang trại nuôi lợn, 155 trang trại nuôi gà, quy mô từ 5.000 - 20.000 con/trang trại.
Trước đây, do phát triển không theo quy hoạch, "mạnh ai nấy làm" nên tình trạng ô nhiễm môi trường đã có thời điểm ở mức báo động. Năm 2012, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, Sở NN&PTNT TP Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học tại địa phương. Hiện, xã có trên 50% trang trại chăn nuôi sử dụng phương pháp này.
Để mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học đạt hiệu quả và ngày một nhân rộng, xã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho bà con. Đồng thời, khuyến khích các trang trại xây dựng, quy hoạch không gian chăn nuôi, có cây xanh đảm bảo độ thông thoáng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay trên các trà lúa xuân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An xuất hiện hơn 1000 ha lúa bị nhiễm vàng lá, tập trung chủ yếu ở Nam Đàn 350 ha, Diễn Châu gần 400 ha, Quỳnh Lưu trên 250 ha và nhiều huyện đồng bằng, một số xã thuộc huyện miền núi thấp.

Sáng 19-4, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP (Hà Tĩnh) tổ chức lễ khởi công Trung tâm Giống hươu Việt Nam tại huyện Hương Sơn. Dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 50 ha thuộc hai xã Sơn Quang và Sơn Lĩnh, trong đó: giai đoạn 1 (2015 - 2016) xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, với tổng đàn 1.000 con hươu giống; giai đoạn 2 (2016 - 2017) mở rộng khoảng 30 ha với khoảng 5.000 đến 10.000 con, gồm nuôi tập trung và nuôi liên kết hộ gia đình.

Gắn bó với nghề chăn nuôi gà từ những ngày đầu khi mới lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, giờ đây anh Lê Văn Sỉ (38 tuổi, ngụ xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã trở thành chủ nhân của gia trại nuôi gà nòi Bến Tre. Mỗi năm, gia trại này cho anh Sỉ lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

NNVN từng phản ánh một nghịch lý: trong lúc gạo Việt Nam ùn ứ tại cửa khẩu Lào Cai, không xuất được sang Trung Quốc thì tại các cửa khẩu tỉnh Nghệ An, An Giang... trâu bò lậu, thậm chí cả chó lậu ùn ùn vào nội địa. Nay lại thêm chuyện lạ - gà Việt Nam sang Trung Quốc…

Theo Phòng NN- PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu), vào khoảng 11 giờ ngày 20-4, trong lúc đánh bắt tại vùng biển Bạc Liêu, gia đình ông Hồ Văn Điều (ngụ ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) đã bắt được con rùa biển nặng 62kg.