Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía
Trên các ruộng mía xã Tân Đức (Hàm Tân - Bình Thuận), hiện nay nông dân đã thu hoạch xong vụ mía năm 2013 - 2014. Đất còn ẩm, các gốc mía đã bắt đầu nảy mầm. Đây là thời kỳ đồng mía cần người dọn đồng, chăm sóc xới gốc, làm cỏ... Thế nhưng, nhiều ruộng mía chỉ trơ những gốc, lá khô và vắng bóng người làm.
Đi dọc khắp cánh đồng mía rộng mênh mông, duy chỉ có đám ruộng mía của gia đình anh Phan Văn Muộn ở thôn 3, Tân Đức là có người chăm sóc. Hỏi chuyện anh Muộn uể oải than phiền: Vụ mía năm qua làm vất vả mà thu hoạch không có lãi. Đám ruộng hơn 2,5hecta trồng mía, anh thu được hơn 40 tấn nguyên liệu.
Nhưng với giá thương lái mua chỉ 400 đồng/kg nên số tiền bán được chẳng đủ chi phí. Mấy hôm rồi định phá gốc trồng mì; nhưng mía này mới trồng được 1 vụ nên phá thì tiếc, còn để lại thì đuối sức rồi. Đó cũng là nỗi niềm chung của tất cả những người trồng mía ở Tân Phúc, Tân Đức.
Mía đường được xem là nhóm cây trồng chủ lực trên đất Tân Đức, Tân Phúc và ngay cả trong quy hoạch nông thôn mới, diện tích mía cũng chiếm tỷ lệ quan trọng. Thế nhưng trên thực tế, người trồng mía phải tự bơi trong vòng xoáy cung cầu. Ở Tân Phúc, vốn mang danh là làng nghề mía đường nhưng Nhà nước không có sự hỗ trợ về giá để khuyến khích nông dân giữ gìn và phát huy thế mạnh làng nghề. Ngược lại, từ bấy lâu nay, ở hai địa phương này giá cả thu mua mía là do thương lái quyết định.
Tính riêng trong mùa vụ năm nay, diện tích cây mía đã giảm hơn 1/2 diện tích. Đó là thực tế mà người dân dù không muốn nhưng cũng đành “lực bất tòng tâm”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quy hoạch nông nghiệp địa phương sẽ đi lệch hướng, ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng nông thôn mới. Vì thế, việc giữ lại ruộng mía bây giờ không phải là chuyện của riêng nông dân mà cần phải có sự chung tay góp sức của ngành nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ NNPTNT, trong tháng 8, thị trường nông sản Việt Nam, nhất là lúa gạo vẫn có những biến động bất thường, trong đó đáng kể nhất là tác động từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi vừa tổng kết mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm đầu tiên của tỉnh tại xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi).
Việc nhóm nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tìm ra phương cách phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily, chủ yếu là bệnh thối ngọn là tin vui cho người trồng lily tại Quảng Nam.
Với thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại, cho năng suất vượt trội, thích ứng rộng trong cả hai vụ sản xuất… giống lúa thơm SV181 có rất nhiều triển vọng trên đồng đất xứ Quảng.
Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Đại Lộc đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả, không chủ động nguồn nước tưới sang canh tác rau màu nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trên cùng đơn vị diện tích.