Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Hiệu Quả Trong Chăn Nuôi

Giải Pháp Hiệu Quả Trong Chăn Nuôi
Publish date: Tuesday. December 3rd, 2013

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Anh Nguyễn Bắc Chi, thôn 3, chủ trang trại diện tích 6.000m2, nuôi 15.000 con gà, chia sẻ: Năm 2012, được Trung tâm phát triển chăn nuôi TP hỗ trợ cung cấp chế phẩm sinh học, anh Chi mạnh dạn đầu tư, cải tạo chuồng trại và sử dụng đệm lót sinh học cho hầu hết diện tích chăn nuôi của gia đình. Từ khi sử dụng đệm lót sinh học, chuồng trại luôn khô thoáng, đảm bảo vệ sinh; đàn gà sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, hấp thu thức ăn tốt, những bệnh thường gặp không xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Lợi, thôn 5, một trong những hộ đầu tiên sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi cho biết: "Chuồng nuôi của gia đình tôi thường xuyên có từ 60 - 70 con lợn, nuôi xen kẽ 3 - 4 lứa/năm, nhưng đã gần 2 năm mà chuồng nuôi không có mùi hôi thối như trước. Hơn nữa, gia đình tôi còn tiết kiệm được khoảng 50% chi phí lao động, tiền nước, tiền điện...".

Ông Nguyễn Huy Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Trại cho rằng: Sử dụng đệm lót sinh học là một phương pháp hữu ích, giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, tăng trọng lượng vật nuôi, giữ ấm tốt cho gia súc, gia cầm vào mùa đông. Đặc biệt, với phương pháp này, một lao động có thể nuôi với số lượng gia súc, gia cầm lớn mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Ông Nguyễn Đức Dần - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Trại cho biết: Xã Ba Trại nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung của TP nên việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là rất cần thiết. Xã có 165 trang trại chăn nuôi tập trung, với 10 trang trại nuôi lợn, 155 trang trại nuôi gà, quy mô từ 5.000 - 20.000 con/trang trại.

Trước đây, do phát triển không theo quy hoạch, "mạnh ai nấy làm" nên tình trạng ô nhiễm môi trường đã có thời điểm ở mức báo động. Năm 2012, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, Sở NN&PTNT TP Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học tại địa phương. Hiện, xã có trên 50% trang trại chăn nuôi sử dụng phương pháp này.

Để mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học đạt hiệu quả và ngày một nhân rộng, xã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho bà con. Đồng thời, khuyến khích các trang trại xây dựng, quy hoạch không gian chăn nuôi, có cây xanh đảm bảo độ thông thoáng.


Related news

Khảo Nghiệm Tập Đoàn Giống Cho Vụ Đông Khảo Nghiệm Tập Đoàn Giống Cho Vụ Đông

Theo đó tập trung khảo nghiệm các loại cây trồng như sau: Các giống lạc mới (L20, shán dầu- 30, TB25, BVTV1), lấy L14 làm đối chứng; 4 giống đậu tương (DT12, DT13, DT2601) lấy DT22 đối chứng; 3 giống bắp cải (Caakacr1, Caakacr2, Green heat) và khảo nghiệm 9 giống khoai lang (D1, K51, KB1, TB1, VA5, VA6, BV1, J1, DT2). Đề tài đã áp dụng quy phạm khảo nghiệm 10TCN-558 do Bộ NN-PTNT ban hành và phương pháp của Viện lúa Quốc tế IRRI.

Sunday. July 15th, 2012
Gia Lai Dưa Hấu Rớt Giá, Nông Dân Thiệt Tiền Tỷ Gia Lai Dưa Hấu Rớt Giá, Nông Dân Thiệt Tiền Tỷ

Vụ thu hoạch năm 2012, dưa hấu ở vùng phía Đông tỉnh Gia Lai được mùa. Thế nhưng, do giá dưa hạ xuống đột ngột khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Sunday. April 8th, 2012
Đưa Rau Xanh Vào Vườn Người Jrai Đưa Rau Xanh Vào Vườn Người Jrai

Phong trào làm 1.000 vườn rau xanh cho công nhân dân tộc Jrai được Công ty 74 (Binh đoàn 15) phát động từ tháng 1.2012. Ở huyện Đức Cơ (Gia Lai), đất cây công nghiệp dài ngày chiếm thế áp đảo.

Thursday. April 12th, 2012
Nuôi Cá, Vịt... Cho Con Du Học Nuôi Cá, Vịt... Cho Con Du Học

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.

Monday. July 2nd, 2012
Mô Hình Nuôi Cá Chình Ao Đất Mô Hình Nuôi Cá Chình Ao Đất

Từ ba, bốn năm nay, nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người nuôi cá chình là vì cá này được xếp vào loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao và đầu ra dễ dàng…

Sunday. February 12th, 2012