Giải Pháp Hạn Chế Dịch Bệnh Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2013
Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.
Theo đó, Tổng cục Thủy sản đề nghị cơ quan chức năng địa phương kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống. Tăng cường kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất tôm giống, nuôi tôm đang lưu hành trên thị trường; nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh sử dụng các loại chế phẩm không đảm bảo chất lượng...
Đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP và hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả ở địa phương; tổ chức đào tạo áp dụng VietGAP, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho người dân, đặc biệt là kỹ thuật xử lý những ao đầm nuôi tôm bị dịch bệnh.
Các trại sản xuất tôm giống rà soát, hoàn thiện quy trình, điều kiện sản xuất để đảm bảo tôm giống sản xuất là tôm giống sạch bệnh không nhiễm các virus, vi khuẩn là tác nhân gây bệnh. Các cơ sở nuôi cần có ao lắng, ao xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác, luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng như duy trì nồng độ oxy hoà tan cao, độ mặn hợp lý và nhiệt độ nước ổn định.
Không thả nuôi ở mật độ quá dày, trong quá trình nuôi chỉ sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn thích hợp, đảm bảo chất lượng, không để dư thừa thức ăn trong ao tôm; Đối với ao bị dịch bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoang vùng, cách ly, không được xả nước thải, tôm chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 2012, cả nước có 100.776 ha nuôi tôm nước lợ bị dịch bệnh, chết sớm ngay ở giai đoạn 7 - 60 ngày sau thả nuôi; trong đó có tới 46.100 ha (45,7% diện tích tôm bệnh) bị hội chứng hoại tử gan tụy cấp. Hội chứng hoại tử gan tụy liên tục xảy ra ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh. Biểu hiện dễ thấy là tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo và chết hàng loạt. Thời gian bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7.
Kết quả kiểm tra về dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm phát hiện dịch bệnh thường xảy ra ở những ao tôm mua giống từ những trại sản xuất giống không đủ điều kiện; nguy cơ bùng phát hoại tử gan tụy cao khi nuôi tôm ở các ao môi trường nước có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao, bị ô nhiễm hữu cơ...
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị 2 giải pháp tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ cá tra.
Hơn 9 tháng năm 2013, tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh Tuyên Quang đạt trên 4.760 tấn, đạt 85% kế hoạch năm và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây thực sự là tín hiệu mừng cho ngành kinh tế vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng của tỉnh ta.
Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.
Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.
Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.