Giải Pháp Hạn Chế Dịch Bệnh Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2013
Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.
Theo đó, Tổng cục Thủy sản đề nghị cơ quan chức năng địa phương kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống. Tăng cường kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất tôm giống, nuôi tôm đang lưu hành trên thị trường; nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh sử dụng các loại chế phẩm không đảm bảo chất lượng...
Đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP và hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả ở địa phương; tổ chức đào tạo áp dụng VietGAP, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho người dân, đặc biệt là kỹ thuật xử lý những ao đầm nuôi tôm bị dịch bệnh.
Các trại sản xuất tôm giống rà soát, hoàn thiện quy trình, điều kiện sản xuất để đảm bảo tôm giống sản xuất là tôm giống sạch bệnh không nhiễm các virus, vi khuẩn là tác nhân gây bệnh. Các cơ sở nuôi cần có ao lắng, ao xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác, luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng như duy trì nồng độ oxy hoà tan cao, độ mặn hợp lý và nhiệt độ nước ổn định.
Không thả nuôi ở mật độ quá dày, trong quá trình nuôi chỉ sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn thích hợp, đảm bảo chất lượng, không để dư thừa thức ăn trong ao tôm; Đối với ao bị dịch bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoang vùng, cách ly, không được xả nước thải, tôm chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 2012, cả nước có 100.776 ha nuôi tôm nước lợ bị dịch bệnh, chết sớm ngay ở giai đoạn 7 - 60 ngày sau thả nuôi; trong đó có tới 46.100 ha (45,7% diện tích tôm bệnh) bị hội chứng hoại tử gan tụy cấp. Hội chứng hoại tử gan tụy liên tục xảy ra ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh. Biểu hiện dễ thấy là tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo và chết hàng loạt. Thời gian bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7.
Kết quả kiểm tra về dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm phát hiện dịch bệnh thường xảy ra ở những ao tôm mua giống từ những trại sản xuất giống không đủ điều kiện; nguy cơ bùng phát hoại tử gan tụy cao khi nuôi tôm ở các ao môi trường nước có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao, bị ô nhiễm hữu cơ...
Related news
Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).
Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.
Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.
Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.
Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.