Ðầu tư thâm canh biện pháp tăng năng suất, hiệu quả cây điều

Theo Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có khoảng trên 7.000 ha điều, tập trung nhiều ở Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh; song do phần lớn diện tích không được đầu tư thâm canh nên năng suất rất thấp, bình quân khoảng 500 - 600 kg/ha, chỉ bằng 1/3 năng suất bình quân cây điều của cả nước.
Nguyên nhân năng suất điều ở tỉnh ta đạt thấp là do phần lớn diện tích điều được trồng bằng cây con nhân giống bằng hạt, chất lượng cây giống không cao, lại trồng trên đất đồi gò, đất cát bạc màu với mật độ quá dày. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân canh tác vườn điều theo phương thức quảng canh, chưa có sự đầu tư chăm sóc đúng mức, dẫn đến cây sinh trưởng phát triển kém, thường xuyên bị sâu bệnh phá hại.
Theo tính toán, với năng suất như nói trên, giá bán từ 28.000 - 30.000 đồng/kg điều nhân như hiện nay, thu nhập chỉ đạt từ 15 - 18 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, người trồng điều chỉ còn lãi khoảng vài triệu đồng/ha. Do hiệu quả kinh tế của cây điều không cao nên nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã phá bỏ vườn điều, dẫn đến diện tích điều ở tỉnh ta ngày càng giảm mạnh.
Trước thực trạng này, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả cây điều, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Viện KHKT NNDHNTB thực hiện mô hình thâm canh tổng hợp đối với các vườn điều tại các xã: Cát Tường, Cát Trinh, Cát Lâm, Cát Hiệp (huyện Phù Cát) với tổng diện tích 32 ha. Kết quả cho thấy, ngay từ năm đầu tiên được đầu tư thâm canh, các vườn điều đã cho năng suất 2 - 2,5 tấn/ha; thậm chí có vườn đạt trên 3 tấn/ha.
Ông Huỳnh Văn Phương, chủ vườn điều ở thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp, cho biết: Trước đây, khi chưa đầu tư thâm canh, vườn điều 2 ha của tôi chỉ cho năng suất từ 1 - 1,2 tấn/năm. Do năng suất thấp, có lúc tôi định phá bỏ vườn điều để chuyển sang trồng keo lai. Đầu năm 2015, được Viện KHKT NNDHNTB hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, tôi tiến hành tỉa thưa bớt vườn điều, loại bỏ những cây không hiệu quả; quanh mỗi gốc điều tôi vun đất làm bồn, bón thêm phân chuồng. Trên những khoảng trống của vườn tôi trồng xen thêm cây ớt để “lấy ngắn nuôi dài” vừa kết hợp tưới nước cho cây điều. Khi điều bắt đầu ra hoa, tôi bơm thuốc phòng trừ kịp thời bệnh bọ xít muỗi, bệnh thán thư gây hại. Nhờ đó, cây điều sinh trưởng, phát triển tốt, ra dày hoa và đậu quả với tỉ lệ rất cao. Năm nay, vườn điều của tôi đạt tới 2,5 tấn/ha, tăng gấp 4 - 5 lần so với thời điểm chưa đầu tư thâm canh. Với giá hạt điều hiện tại 28.000 - 30.000 đồng/kg, ước tính 2 ha điều của tôi cho thu nhập 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện KHKT NNDHNTB, việc đầu tư thâm canh tổng hợp các vườn điều là giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị kinh tế cây điều. Đây cũng là cách tốt để tỉnh Bình Định duy trì và phát triển cây điều bền vững. Qua mô hình thâm canh cây điều cho thấy, nếu các chủ vườn điều thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: tỉa thưa cành, đầu tư phân bón và phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp giai đoạn điều ra hoa đậu quả thì năng suất điều sẽ nâng lên đáng kể. Viện sẽ tiếp tục phối hợp với ngành Nông nghiệp tỉnh nhân rộng mô hình, hỗ trợ nông dân cải tạo, nâng cao năng suất các vườn điều trong tỉnh.
“Việc đầu tư thâm canh tổng hợp các vườn điều là giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị kinh tế cây điều. Ðây cũng là cách tốt để tỉnh Bình Ðịnh duy trì và phát triển cây điều bền vững”. Tiến sĩ NGUYỄN THANH PHƯƠNG, Phó Viện trưởng Viện KHKT NNDHNTB
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Thế nhưng khi về huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), chúng tôi mới biết rằng "di chứng" của cơn sốt gạo ấy vẫn còn gây lo lắng cho người nông dân nơi này, nhất là với những hộ lâu nay sinh sống chủ yếu nhờ vào cây bắp.

Mùa nước nổi năm nay có rất nhiều mô hình làm giàu từ lũ được nhân rộng ở các địa phương vùng ĐBSCL như: nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chình, lươn, cá lóc, cá bông... ở các huyện: Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Tân Hưng (Long An)...

Gần đây, trong làng giống cây trồng Việt Nam xuất hiện một tên tuổi mới, đó là thương hiệu Sao Cao Nguyên® Seeds. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và người sản xuất, Cty này đã cùng một lúc đưa ra thị trường 3 giống khổ qua lai F1 với các đặc tính cơ bản như: thu trái sớm; trái sai, thời gian thu trái dài; màu sắc, hình dáng đẹp; cứng trái thích hợp vận chuyển xa và bảo quản lâu. Các giống lai này có tính thích nghi rộng, phù hợp với nhiều vùng miền ở cả Bắc, Trung, Nam.

Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm. Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ.