Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải bài toán nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Giải bài toán nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 07/09/2015

Ông Nguyễn Quốc Cường.

PV: Phong trào xây dựng NTM đã đi vào năm thứ 5 và như mọi phong trào, nếu không giải quyết được vấn đề “nguồn lực”, thì khó mà thực hiện. Có lo ngại phong trào trở thành hình thức khi nguồn lực tài chính đang dần vơi không thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Cường: Đúng là trong 4 năm triển khai, vấn đề khó nhất trong chương trình xây dựng NTM là huy  động nguồn lực. Xây dựng NTM đòi hỏi nguồn lực đầu tư là rất lớn nhưng trên thực tế, khả năng huy động của chúng ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu, kể cả nguồn ngân sách của Trung ương.

Trong năm 2014, ngân sách Trung ương đã cố gắng đầu tư 5.300 tỷ đồng, gấp 3 lần bình quân của 4 năm trước đây và QH cũng đã quyết định một gói 16 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để đầu tư trong 3 năm từ 2014 đến năm 2016, nhưng so với tổng lực cần yêu cầu thúc đẩy đổi mới bản về chất của khu vực này cần nguồn lực hơn thế rất nhiều.

Tuy nhiên, cho đến nay, chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả hết sức đáng khích lệ. Trước hết, về nhận thức, nhân dân nhận thức coi đây là sự nghiệp của chính mình và cho chính cuộc sống của họ. Thứ hai, chính quyền của các địa phương năm vừa qua đã xác định đây là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên. Do đó là hầu hết các địa phươnng đã có những chủ trương, chính sách, có những cách chỉ đạo hết sức sáng tạo. 

Chính vì thế, năm 2014, chúng ta đã có được 785 xã (chiếm khoảng 9% số xã) đạt được 19 tiêu chí mục tiêu quốc gia đặt ra. Chúng ta cũng có được 2 huyện của tỉnh Đồng Nai là đạt huyện NTM. Cùng với Đồng Nai thì một số những huyện khác, ví dụ như một số huyện của Lâm Đồng, một số tỉnh khác thì cũng đạt ngưỡng là huyện NTM cho thấy phong trào của chúng ta đã phát triển không những về bề rộng mà còn có sự chuyển biến về chất lượng.

Nhiều địa phương hô hào DN chung tay, trong khi chúng ta đều biết tam nông là khu vực đầu tư nhiều nhất mà lãi ít nhất thưa ông? 

- Trên thực tế thì năm 2014 mặc dù nhìn tổng quan chúng ta chưa bằng lòng với chúng ta nhưng cũng đã xuất hiện được rất nhiều mô hình xã hội hóa tốt trong lĩnh vực này. Ví dụ như Hà Nam, Thái Bình đã huy động các thành phần kinh tế đặc biệt là DN vào giải quyết câu chuyện nước sạch trong xây dựng NTM. Đây là một vấn đề rất khó trước đây nhưng bây giờ đã trở thành hiện thực.

Hay như ở Hà Nam bây giờ, tất cả những thị trấn, thị tứ, thành phố công tác huy động DN vào trong lĩnh vực sản xuất phân phối nước sạch đã trở thành hiện thực. Mấu chốt của vấn đề là nhà nước phải hỗ trợ ban đầu và đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn để giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đó, Nếu để DN và người dân tự bơi thì rất khó.

Những bài học nào có thể rút ra sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM để năm 2015, chúng ta thực hiện được chương trình này tốt hơn nữa, thưa ông?

Qua 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, chúng ta thấy rằng về nhận thức, đây là một chương trình mục tiêu dài hạn, liên tục của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Muốn chương trình thành công, người dân phải nhận thức đây là việc của mình, cho mình; các địa phương phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, thường xuyên, liên tục; trung ương có phần hỗ trợ. 

Trong quá trình chỉ đạo, Ban Chỉ đạo Chương trình này phải liên tục có chính sách điều chỉnh cho sát, đúng và phù hợp. Ví dụ ở Bộ 19 tiêu chí lúc đầu chúng ta đưa ra, có những chỉ tiêu chưa được rõ, có những chỉ tiêu chưa được sát, có những hướng dẫn chưa được cụ thể. Ban Chỉ đạo và đặc biệt là các bộ, ngành đã tiếp thu ý kiến từ thực tiễn, rất nhanh có chỉnh sửa. 

Vấn đề nữa là phải đồng bộ chính sách. Một loạt các nghị định, một loạt các chủ trương, chính sách để tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi dậy tiềm lực ở khu vực này và của toàn xã hội. Những chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là cấp cơ sở hết sức sáng tạo thì công cuộc xây dựng NTM sẽ thành công.

Trân trọng cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo

Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.

04/07/2013
Liên Kết “3 Nhà” Để Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra Liên Kết “3 Nhà” Để Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra

Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra không ổn định và thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài... dẫn đến diện tích nuôi cá giảm.

04/07/2013
Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cá Ngừ Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cá Ngừ

Trước tình hình chất lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đang giảm sút mạnh, có nguy cơ mất thương hiệu trên thị trường thế giới, Bộ NN-PTNT vừa đưa ra hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp thu câu, xử lý, sơ chế, bảo quản cá ngừ khai thác bằng nghề câu, đồng thời xây dựng và chuẩn bị triển khai đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

04/07/2013
Lợi Ích Bền Vững Từ Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Trong Chăn Nuôi Lợi Ích Bền Vững Từ Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Trong Chăn Nuôi

Trước thực trạng người chăn nuôi đang gặp khó khăn vì thua lỗ do dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động tổ chức các chuỗi liên kết nhằm hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đây là bước đi tích cực, phù hợp, không chỉ đem lại lợi ích cho các "nhà" tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ mà còn là một biện pháp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.

04/07/2013
Nuôi Gà Ri Lai Thu Bộn Tiền Nuôi Gà Ri Lai Thu Bộn Tiền

Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).

04/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.