Giải bài toán nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Quốc Cường.
PV: Phong trào xây dựng NTM đã đi vào năm thứ 5 và như mọi phong trào, nếu không giải quyết được vấn đề “nguồn lực”, thì khó mà thực hiện. Có lo ngại phong trào trở thành hình thức khi nguồn lực tài chính đang dần vơi không thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Cường: Đúng là trong 4 năm triển khai, vấn đề khó nhất trong chương trình xây dựng NTM là huy động nguồn lực. Xây dựng NTM đòi hỏi nguồn lực đầu tư là rất lớn nhưng trên thực tế, khả năng huy động của chúng ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu, kể cả nguồn ngân sách của Trung ương.
Trong năm 2014, ngân sách Trung ương đã cố gắng đầu tư 5.300 tỷ đồng, gấp 3 lần bình quân của 4 năm trước đây và QH cũng đã quyết định một gói 16 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để đầu tư trong 3 năm từ 2014 đến năm 2016, nhưng so với tổng lực cần yêu cầu thúc đẩy đổi mới bản về chất của khu vực này cần nguồn lực hơn thế rất nhiều.
Tuy nhiên, cho đến nay, chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả hết sức đáng khích lệ. Trước hết, về nhận thức, nhân dân nhận thức coi đây là sự nghiệp của chính mình và cho chính cuộc sống của họ. Thứ hai, chính quyền của các địa phương năm vừa qua đã xác định đây là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên. Do đó là hầu hết các địa phươnng đã có những chủ trương, chính sách, có những cách chỉ đạo hết sức sáng tạo.
Chính vì thế, năm 2014, chúng ta đã có được 785 xã (chiếm khoảng 9% số xã) đạt được 19 tiêu chí mục tiêu quốc gia đặt ra. Chúng ta cũng có được 2 huyện của tỉnh Đồng Nai là đạt huyện NTM. Cùng với Đồng Nai thì một số những huyện khác, ví dụ như một số huyện của Lâm Đồng, một số tỉnh khác thì cũng đạt ngưỡng là huyện NTM cho thấy phong trào của chúng ta đã phát triển không những về bề rộng mà còn có sự chuyển biến về chất lượng.
Nhiều địa phương hô hào DN chung tay, trong khi chúng ta đều biết tam nông là khu vực đầu tư nhiều nhất mà lãi ít nhất thưa ông?
- Trên thực tế thì năm 2014 mặc dù nhìn tổng quan chúng ta chưa bằng lòng với chúng ta nhưng cũng đã xuất hiện được rất nhiều mô hình xã hội hóa tốt trong lĩnh vực này. Ví dụ như Hà Nam, Thái Bình đã huy động các thành phần kinh tế đặc biệt là DN vào giải quyết câu chuyện nước sạch trong xây dựng NTM. Đây là một vấn đề rất khó trước đây nhưng bây giờ đã trở thành hiện thực.
Hay như ở Hà Nam bây giờ, tất cả những thị trấn, thị tứ, thành phố công tác huy động DN vào trong lĩnh vực sản xuất phân phối nước sạch đã trở thành hiện thực. Mấu chốt của vấn đề là nhà nước phải hỗ trợ ban đầu và đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn để giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đó, Nếu để DN và người dân tự bơi thì rất khó.
Những bài học nào có thể rút ra sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM để năm 2015, chúng ta thực hiện được chương trình này tốt hơn nữa, thưa ông?
Qua 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, chúng ta thấy rằng về nhận thức, đây là một chương trình mục tiêu dài hạn, liên tục của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Muốn chương trình thành công, người dân phải nhận thức đây là việc của mình, cho mình; các địa phương phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, thường xuyên, liên tục; trung ương có phần hỗ trợ.
Trong quá trình chỉ đạo, Ban Chỉ đạo Chương trình này phải liên tục có chính sách điều chỉnh cho sát, đúng và phù hợp. Ví dụ ở Bộ 19 tiêu chí lúc đầu chúng ta đưa ra, có những chỉ tiêu chưa được rõ, có những chỉ tiêu chưa được sát, có những hướng dẫn chưa được cụ thể. Ban Chỉ đạo và đặc biệt là các bộ, ngành đã tiếp thu ý kiến từ thực tiễn, rất nhanh có chỉnh sửa.
Vấn đề nữa là phải đồng bộ chính sách. Một loạt các nghị định, một loạt các chủ trương, chính sách để tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi dậy tiềm lực ở khu vực này và của toàn xã hội. Những chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là cấp cơ sở hết sức sáng tạo thì công cuộc xây dựng NTM sẽ thành công.
Trân trọng cảm ơn ông!
Related news

Với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Phán đầu tư nuôi trăn, rắn, trong chuồng rắn rộng khoảng 50m2 lúc nào cũng có trên trăm cặp rắn bố mẹ. Được chăm sóc chu đáo nên rắn của gia đình ông lớn nhanh, đẻ khỏe, ít dịch bệnh. Mỗi năm, ông Phán thu về ngót trăm triệu đồng từ bán rắn thịt và rắn giống.

Mới đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Đắk Mil đã được tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cây cà phê do Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil triển khai. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục giải quyết nhanh, gọn, hầu hết khách hàng được vay vốn đều khá hài lòng với gói tín dụng này.

Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.