Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa

Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa
Ngày đăng: 26/05/2014

Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

Khoảng 1 tuần nay, một số diện tích lúa hè thu gieo sạ sớm ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang bắt đầu cho thu hoạch. Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

Ông Đinh Công Giàu, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A đang thu hoạch 1 ha lúa hè thu, với giống lúa IR 50404, năng suất khoảng 10 tấn/ha. Điều ông Công vui nhất, toàn bộ diện tích lúa được thương lái đặt cọc từ trước với giá lúa tươi cắt máy là 4.450 đ/kg, cao hơn vụ trước 300 - 400 đ/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông Giàu lãi từ 20 - 24 triệu đ/ha.

Tuy mức lợi nhuận này chưa bằng quy định của Chính phủ là đảm bảo người trồng lúa có lãi khoảng 30%, song người dân vẫn vui mừng bởi lúa thu hoạch đến đâu thương lái tìm mua hết đến đó.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, thị trường lúa gạo tuy có khởi sắc ngay từ đầu vụ nhưng người trồng lúa vẫn không tránh khỏi lo lắng. Bởi giá lúa thường chỉ cao những ngày đầu vụ, sau đó giảm dần khi vào chính vụ.

Mặt khác, chủ trương của tỉnh khuyến cáo nông dân sản xuất lúa chất lượng cao, hạt dài, thơm, dẻo. Nhưng hiện trên thị trường, loại giống lúa này tiêu thụ chậm. Loại lúa hạt tròn như giống IR 50404 địa phương “khống chế” sản xuất nhưng thương lái lại tranh nhau tìm mua. Do vậy, có thời điểm, nguồn cung thiếu cầu.

Anh Nguyễn Văn Thị, thương lái mua lúa ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho biết, gần đây sản lượng lúa thu mua chỉ bán cho các nhà máy xay gạo tiêu thụ nội địa. Lúa hạt tròn, đặc biệt lúa tươi chiếm ưu thế vì gạo xay đẹp, ít tấm, giá bán trung bình, sức tiêu thụ mạnh. Lúa hạt dài, được dân phơi khô trữ nhiều tháng qua tiêu thụ khó do không có đầu ra.

Vụ lúa hè thu năm 2014, Hậu Giang gieo cấy khoảng 75.000 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ trước. Vụ lúa năm nay phát triển tốt, thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, sẽ cho thu hoạch vào giữa tháng 6 tới. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hộ trồng lúa chưa yên tâm, sợ giá tụt giảm khi thu hoạch rộ.

Vừa qua, tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh thu mua lượng lúa đông xuân còn tồn đọng trong dân nhưng có chưa chuyển biến mấy. Nhiều hộ gặp khó vì chưa bán hết được lúa, trong khi đó diện tích lúa hè thu lại bắt đầu cho thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Nhà máy đường lo thiếu mía Nhà máy đường lo thiếu mía

Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.

14/10/2015
Giá mủ rẻ, Thanh Hoá tạm dừng kế hoạch trồng mới cây cao su Giá mủ rẻ, Thanh Hoá tạm dừng kế hoạch trồng mới cây cao su

Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.

14/10/2015
Diễn đàn sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long Diễn đàn sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

14/10/2015
 Đường đi cho hạt gạo Đường đi cho hạt gạo

Trong cuộc trao đổi với báo Đại Đoàn Kết tại thời điểm vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), GS Võ Tòng Xuân dự báo, gạo Việt sẽ phải đối diện với viễn cảnh “màu xám”.

14/10/2015
Gạo Việt Nam làm nhanh kẻo lỡ Gạo Việt Nam làm nhanh kẻo lỡ

Việt Nam có thâm niên xuất khẩu gạo suốt 26 năm, còn Campuchia chỉ bắt đầu xuất khẩu từ năm 2008. Nhưng 3 năm trở lại đây, gạo Campuchia đã trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với gạo Việt Nam.

14/10/2015