Giá và sản lượng cùng giảm làm khó người trồng cà phê

Theo Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm.
Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.
Do sản lượng cà phê Việt Nam đang ở mức thấp, 8 tháng đầu năm 2015 lượng xuất khẩu chỉ đạt 873.493 tấn với kim ngạch đạt 1,795 tỷ USD, giảm 29% về lượng và giảm 29,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, dự kiến lượng xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ 2014/15 chỉ đạt 1.168.816 tấn với kim ngạch đạt 2,455 tỷ USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Trên thị trường, giá cà phê lại xuống thấp nhất trong vòng mấy năm qua.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê hồi đầu vụ ở mức 41.000 đồng/kg và xuất khẩu bán giá FOB (HCM) ở mức trên 2.000 USD/ tấn, sau đó giá liên tục giảm, tuy có phục hồi nhưng không thể lên mạnh, hiện chỉ còn quanh 36.000 đồng/kg và giá xuất khẩu chưa đến 1.700 USD/tấn.
Mức giá trên đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng cà phê thua lỗ.
Một số nông dân đã quyết định chuyển sang trồng cây khác như tiêu, bơ, mắc ca, … Một số doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ thậm chí đã bỏ nghề kinh doanh cà phê.
Cũng theo nguồn tin từ Vicofa, thời tiết năm nay không thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê.
Bên cạnh đó, giá xuống thấp và chương trình tái canh cây cà phê già cỗi vẫn đang ở mức trì trệ nên niên vụ tới 2015/16 sản lượng không thể phục hồi, thậm chí có thể còn thấp hơn vụ này .
Có thể bạn quan tâm

Chính sách phát triển thủy sản không chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền của ngư dân, mà còn tiếp sức cho họ vững tin khi là những cột mốc chủ quyền trên các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng để những chính sách ấy có sức sống và là “bà đỡ” của ngư dân thì tiền thôi, chưa đủ.

Với phương châm kinh doanh cùng nông dân và mục tiêu hướng đến nông nghiệp-nông thôn nên Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã chủ động xây dựng Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà với nhiệm vụ thu mua, chế biến, quảng bá và kinh doanh các loại nông sản của tỉnh; Nhà máy sản xuất phân vi sinh Hướng Hoá với giá rẻ, thích hợp nhiều loại cây trồng và Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân trồng sắn ở vùng miền núi.

Một trong những tiêu chí về nông thôn mới là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người/năm phải cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh. Muốn tăng nhanh mức thu nhập của hộ nông dân và tạo nhiều việc làm ở nông thôn thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Từ nay đến cuối năm là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, bởi nhu cầu trên thụ trên thế giới tăng cao. Hiện giá cá tra phi lê xuất sang thị trường châu Á đang nhích lên khoảng 2,5- 2,6 USD/kg, từ đó kéo giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng lên từ 23.500- 24.000 đồng/kg, đảm bảo cho người nuôi có lãi.

Ngồi nhẩn nha uống trà ở trụ sở UBND xã Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), anh Mai Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã đã cho chúng tôi biết: Trong những năm gần đây, đời sống của người trồng chè ở xã được cải thiện, nâng cao. Nhiều gia đình có tiền xây nhà biệt thự, mua xe ô tô bạc tỷ. Tiền bạc đều từ cây chè mà ra.