Giá và sản lượng cùng giảm làm khó người trồng cà phê

Theo Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm.
Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.
Do sản lượng cà phê Việt Nam đang ở mức thấp, 8 tháng đầu năm 2015 lượng xuất khẩu chỉ đạt 873.493 tấn với kim ngạch đạt 1,795 tỷ USD, giảm 29% về lượng và giảm 29,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, dự kiến lượng xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ 2014/15 chỉ đạt 1.168.816 tấn với kim ngạch đạt 2,455 tỷ USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Trên thị trường, giá cà phê lại xuống thấp nhất trong vòng mấy năm qua.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê hồi đầu vụ ở mức 41.000 đồng/kg và xuất khẩu bán giá FOB (HCM) ở mức trên 2.000 USD/ tấn, sau đó giá liên tục giảm, tuy có phục hồi nhưng không thể lên mạnh, hiện chỉ còn quanh 36.000 đồng/kg và giá xuất khẩu chưa đến 1.700 USD/tấn.
Mức giá trên đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng cà phê thua lỗ.
Một số nông dân đã quyết định chuyển sang trồng cây khác như tiêu, bơ, mắc ca, … Một số doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ thậm chí đã bỏ nghề kinh doanh cà phê.
Cũng theo nguồn tin từ Vicofa, thời tiết năm nay không thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê.
Bên cạnh đó, giá xuống thấp và chương trình tái canh cây cà phê già cỗi vẫn đang ở mức trì trệ nên niên vụ tới 2015/16 sản lượng không thể phục hồi, thậm chí có thể còn thấp hơn vụ này .
Related news

Hơn một tháng qua, nhiều hộ nuôi tôm hùm xuất khẩu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hoang mang, lo lắng do tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân có chiều hướng gia tăng.

Ngành thủy sản Việt Nam nên thành lập một liên minh trách nhiệm xã hội (CSR), với mục tiêu giúp ngành này phát triển bền vững thông qua việc hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm xã hội.

Vài tháng trước, trên vỉa hè Hà Nội bán tràn ngập quả thanh mai rừng có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá từ 130.000-150.000 đồng/kg. Cũng thời điểm đó, dân Hà thành sành ăn náo nức quảng bá một thứ quả đến từ nước Pháp- quả cherry- với giá khoảng 174.000 đồng/kg.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được triển khai tại Hậu Giang vào giữa năm 2012. Tuy nhiên sau ba năm triển khai thực hiện, nhiều người đã quay lưng và trở về với cách nuôi truyền thống.

Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.