Giá trung bình nhập khẩu tôm giảm 20%
Mỹ vẫn duy trì lượng NK để đáp ứng nhu cầu cuối năm, tuy nhiên giá trị NK giảm là do giá NK trung bình giảm cộng với biến động tỷ giá giữa tiền tệ của các nước cung cấp và USD.
Giá trung bình NK tôm vào Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái từ 11,79 USD xuống 9,42 USD/kg.
Ấn Độ là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ chiếm 23,8% trong tổng giá trị NK tôm của Mỹ 9 tháng đầu năm nay.
Việt Nam đứng thứ 5 chiếm 11,3%.
Trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, Mexico và Guyana là 2 nước ghi nhận mức tăng trưởng dương về giá trị XK tôm sang Mỹ lần lượt tăng 34% và 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mexico tăng cả khối lượng và giá trị XK tôm sang Mỹ cho thấy nước này đang phục hồi sản lượng rất tốt sau dịch EMS.
Các nguồn cung còn lại đều giảm XK tôm sang Mỹ trong đó Ấn Độ giảm ít nhất 3%, Việt Nam giảm mạnh nhất 43% về giá trị XK sang đây.
Thái Lan tăng 12% về khối lượng XK tôm sang Mỹ nhưng lại giảm 7% về giá trị.
Sản lượng tôm của nước này đang gia tăng sau dịch EMS trong khi giá tôm ở Thái Lan đang giảm, thậm chí giảm dưới giá thành sản xuất.
Dự kiến sản lượng tôm của Thái Lan năm nay đạt 250.000 tấn, tăng 35.000 tấn so với năm 2014.
Nếu các điều kiện sản xuất tiếp tục thuận lợi, sản lượng có thể đạt 285.000 tấn trong năm nay.
Tôm thịt đông lạnh (mã HS 0306170040) và tôm chế biến đông lạnh (mã HS 1605211030) là 2 sản phẩm NK chính của Mỹ.
Tôm thịt đông lạnh được Mỹ NK nhiều nhất với gần 1,6 tỷ USD, giảm 22%.
Trong đó, Indonesia là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ.
Giá trị XK mặt hàng này từ Indonesia sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 402 triệu USD; chiếm 25,5% tổng NK mặt hàng này của Mỹ và giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp mặt hàng này cho Mỹ sau Indonesia và Ấn Độ cũng giảm 50% về giá trị XK.
Tôm chế biến đông lạnh là sản phẩm NK nhiều thứ hai vào Mỹ với gần 545 triệu USD, giảm 20%.
Trong đó, Thái Lan là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ với giá trị XK 223,8 triệu USD; chiếm 41% thị phần và giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đứng thứ 2 và cũng giảm 41% về giá trị XK.
Đáng chú ý, Mỹ tăng 10% giá trị NK mặt hàng tôm còn vỏ bỏ đầu đông lạnh cỡ <33 (mã HS 0306170003).
Mexico đứng đầu về cung cấp mặt hàng này cho Mỹ, Việt Nam đứng thứ 3 sau Mexico và Ấn Độ.
Việt Nam đứng thứ 5 về cung cấp tôm nói chung cho Mỹ sau Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Ecuador.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới ngày 15/10/2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 491 triệu USD, giảm trên 43% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá thành sản xuất cao dẫn tới giá XK tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ.
Đồng nội tệ của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc…phá giá mạnh 20 - 30%, trong khi đồng VND chỉ giảm giá nhẹ.
Chính điều này khiến tôm Việt Nam XK vào Mỹ khó cạnh tranh với các quốc gia nói trên.
Chín tháng đầu năm nay, giá NK trung bình tôm vào Mỹ từ Việt Nam đạt 11,2 USD/kg; cao hơn tất cả các nguồn cung đối thủ trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trừ Mexico.
Cụ thể, giá tôm Việt Nam cao hơn 1,6 USD/kg so với giá tôm Ấn Độ; cao hơn 1,4 USD/kg so với giá tôm Indonesia và cao hơn tôm Thái Lan 0,7 USD/kg.
XK tôm của Việt Nam sang Mỹ những tháng cuối năm dự kiến sẽ khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả thuế chống bán phá giá POR9 và việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP.
Có thể bạn quan tâm
Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.
Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.
Hơn một tuần nay, cá dìa con có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung chủ yếu tại khu vực dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam).