Giá Rau Màu Tăng Mạnh
Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn, giá các loại rau màu tăng mạnh, người trồng màu lãi khá nên rất phấn khởi. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – vùng trồng màu nổi tiếng tỉnh Tiền Giang, trong mấy ngày qua hầu hết các loại rau đều hút hàng, giá tăng gấp nhiều lần so với trước lũ.
Cụ thể, hành lá 18.000 đồng/kg, diếp cá 15.000-17.000 đồng/kg, đậu cô ve 17.000-18.000 đồng/kg, rau má 6.000 – 7.000 đồng/kg. Nhìn chung, các loại rau màu đều tăng giá gấp hai, ba lần so với bình thường. Được biết, các loại rau ăn lá đạt năng suất từ 30 – 40 tấn/ha; đậu cô ve, khổ qua, bầu mướp 15 – 20 tấn/ha. Với giá trên, sau khi trừ đi chi phí, mỗi ha đất trồng màu có thể cho nông dân thu lãi ròng 100 – 150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với cây lúa năng suất cao.
Màu ngắn ngày, vòng quay đất nhanh và đang được tỉnh khuyến khích đưa xuống trồng luân vụ trên chân ruộng theo mô hình lúa + màu nhằm giúp tăng hiệu quả kinh tế cho nhà nông. Nhờ giá nông sản tăng cao, nông dân trong mùa lũ có thêm thu nhập, đời sống nhiều nông hộ nhìn chung ổn định
Có thể bạn quan tâm
Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.
Khi đánh giá về tác động sản xuất vụ đông, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê thẳng thắn trao đổi: Quá trình sản xuất nhiều năm cho thấy, diễn biến thời tiết sản xuất vụ đông thường phức tạp.
Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.
Diện tích tự nhiên hơn 4.800ha, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có 3.006 hộ với 12.084 khẩu sinh sống ở 22 khu dân cư, trong đó dân tộc Kinh chiếm 48%, Mường 46%, còn lại là dân tộc Dao và dân tộc khác.