Giá Rau Màu Tăng Mạnh

Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn, giá các loại rau màu tăng mạnh, người trồng màu lãi khá nên rất phấn khởi. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – vùng trồng màu nổi tiếng tỉnh Tiền Giang, trong mấy ngày qua hầu hết các loại rau đều hút hàng, giá tăng gấp nhiều lần so với trước lũ.
Cụ thể, hành lá 18.000 đồng/kg, diếp cá 15.000-17.000 đồng/kg, đậu cô ve 17.000-18.000 đồng/kg, rau má 6.000 – 7.000 đồng/kg. Nhìn chung, các loại rau màu đều tăng giá gấp hai, ba lần so với bình thường. Được biết, các loại rau ăn lá đạt năng suất từ 30 – 40 tấn/ha; đậu cô ve, khổ qua, bầu mướp 15 – 20 tấn/ha. Với giá trên, sau khi trừ đi chi phí, mỗi ha đất trồng màu có thể cho nông dân thu lãi ròng 100 – 150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với cây lúa năng suất cao.
Màu ngắn ngày, vòng quay đất nhanh và đang được tỉnh khuyến khích đưa xuống trồng luân vụ trên chân ruộng theo mô hình lúa + màu nhằm giúp tăng hiệu quả kinh tế cho nhà nông. Nhờ giá nông sản tăng cao, nông dân trong mùa lũ có thêm thu nhập, đời sống nhiều nông hộ nhìn chung ổn định
Related news

Với tiềm năng rất lớn, việc nuôi cá trên các hồ chưa thủy lợi, thủy điện đang trở thành một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ (GTM) hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến 50%.

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.