Liên Kết Nuôi Gà Thịt Hiệu Quả

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.
Thấy nuôi gà có ăn, anh bỏ nghề làm bay, theo nghiệp chăn nuôi, nâng đàn lên vài ngàn con/lứa và nuôi theo hình thức liên kết, ai có vườn rộng anh bỏ vốn đầu tư ban đầu làm chuồng trại, hỗ trợ thú y, con giống và lo đầu ra; công chăm gà do chủ hộ tự làm theo hướng dẫn, đến khi gà được xuất chuồng thì hai bên “cưa” đôi số lãi.
Với cách làm trên, mỗi năm anh Long có đến 7 - 8 hộ nuôi liên kết, tổng đàn gà lên hơn 84.000 con/năm, riêng anh lãi trên 200 triệu đồng/năm. Hiện giờ anh còn liên kết 4 hộ với tổng đàn lên trên 15.000 con, 20 ngày nữa là xuất chuồng.
Ông Nguyễn Ngọc An, ở cùng thôn Xuân Mỹ, đang liên kết nuôi gà cùng anh Long, chia sẻ: Đất vườn mình rộng nên cùng anh Long phát triển nuôi gà, mỗi lứa nuôi 3.500 con, khoảng 1 tháng nữa là xuất chuồng, nếu giá giữ như hiện nay cầm chắc lãi gần chục triệu đồng.
Theo anh Long, thường thì liên kết nuôi năm đầu, sang năm thứ 2 thì hộ nuôi đã nắm vững kỹ thuật, tự lo phát triển đàn, còn mình tìm liên kết với các hộ khác có nhu cầu.
Cách làm trên không những chăn nuôi có hiệu quả, phát triển thêm nhiều hộ chăn nuôi gà trong xã tham gia mà còn nhân rộng gia trại nuôi gà ra đối tác ngoài xã, như Phước Sơn, Phước Quang, Phước Hòa…
Kinh nghiệm nuôi gà của anh là chọn mặt bằng xây chuồng trại thoáng mát xa khu dân cư, chọn giống gà từ các cơ sở có uy tín, phòng bệnh theo quy trình và cuối cùng là khâu chăm sóc.
“Nói thiệt lúc đầu nuôi gà chưa am hiểu kỹ thuật mấy, nhờ tham dự các lớp tập huấn do Hội Nông dân và ngành chức năng “cầm tay chỉ việc” nuôi theo phương pháp “an toàn sinh học” nên nuôi đâu được đấy, tỉ lệ hao hụt đàn không đáng kể, gà chóng lớn” - anh Long chia sẻ. Anh được bình bầu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền và được UBND tỉnh, UBND huyện Tuy Phước, Hội Nông dân tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.