Giá Nguyên Liệu Đầu Vào Tăng, Ngư Dân Khai Thác Và Chế Biến Thủy, Hải Sản Gặp Khó
Có thể nói, hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản năm nay của ngư dân thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) không thuận lợi vì chi phí đánh bắt tăng cao dẫn đến đời sống của ngư dân khai thác và sơ chế thủy sản gặp không ít khó khăn.
Nghề khai thác thủy hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của ngư dân nơi đây, trong năm, ngư dân thị trấn Mỹ Long tập trung khai thác ở 2 ngư trường chính là ngư trường Đông và Tây Nam bộ, tùy theo mùa vụ mà các tàu di chuyển và chọn ngư trường khai thác phù hợp với từng đặc điểm ngành nghề, thời gian hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá trung bình từ 10 - 20 ngày/tháng. Theo nhiều ngư dân ở đây, chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến ra khơi rất lớn, chiếm khoảng 2/3 chi phí chung.
Tuy có những tháng xăng dầu sụt giảm nhưng phần lớn ngư dân vẫn phải mua với giá cao, giá các loại vật tư lương thực, thực phẩm, nước đá, ngư cụ, nhân công cũng không ngừng tăng cao từ 10 - 15%, trong khi đó giá thủy sản khai thác được bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, cộng với tình trạng tư thương ép giá khiến hiệu quả khai thác mỗi chuyến thấp.
Chính vì thế, một số tàu đánh bắt có công suất lớn hiện nay đã tạm ngưng hoạt động do chi phí tăng cao, trong khí vốn ngân hàng luôn khép kín nên không có điều kiện nâng cấp, cải tiến trang thiết bị phục vụ cho tuyến khơi.
Theo ông Đỏ, lão ngư có thâm niên với nghề đánh bắt hơn 20 năm ở khóm 1, thị trấn Mỹ Long cho biết: Thời gian trước, với đội tàu khai thác xa bờ của gia đình ông, bình quân mỗi chuyến biển 10 - 20 ngày cũng đánh bắt được 03 tấn thủy sản. Sau khi trừ chi phí, mỗi tàu có thể thu lợi nhuận đến 20 - 50 triệu đồng. Còn bây giờ, phí phí đầu vào quá cao, nhất là giá xăng dầu, trong khi sản lượng đánh bắt đạt thấp, chỉ được vài trăm kg/chuyến, lợi nhuận không cao, đôi khi còn còn phải bù lỗ.
Chi phí tăng cao, không chỉ ảnh hưởng đến những chuyến ra khơi của các chủ tàu mà còn ảnh hưởng đến tình hình sơ chế biến thủy sản của các cơ sở chế biến. Ông Huỳnh Văn Thắng chủ cơ sở chế biến thủy sản (làm khô) ở khóm 1, thị trấn Mỹ Long cho biết: Những tháng trước, thời tiết thuận lợi, sản lượng khai thác đạt đến 2,5 - 03 tấn/chuyến, tàu nào ra khơi đánh bắt cũng có lợi hàng chục triệu đồng, gia đình ông cũng không ngoại lệ.
Thế nhưng, thời gian gần đây, sản lượng đánh bắt đạt thấp, giá thủy sản khai thác được bấp bênh, nhiều chủ tàu đánh bắt thua lỗ nặng dẫn đến sản lượng chế biến thủy sản của gia đình ông cũng đạt thấp. Theo ông Thắng, mỗi ký khô bằng 03 ký cá tươi, nếu khai thác được mùa thì nghề sơ chế biến của chúng tôi cũng được mùa theo. Ông Thắng cho biết thêm: Làm nghề biển rất vất vả, đặc biệt là nghề chế biến thủy sản, mùa nắng thì đỡ còn mùa mưa tốn chi phí khá lớn.
Ngoài việc thuê nhân công lao động vận chuyển thủy sản tươi đem về đông lạnh, sau đó cắt đầu, kỳ (vây), cạo vẫy và đem phơi khô, nếu gặp trời mưa dầm sản phẩm phơi không được phải đem đông lạnh tiếp tục, bình quân mỗi lao động ông trả công cho người lao động khoảng 90 ngàn đồng/ngày, sau khi trừ chi phí ông thu lợi nhuận trên 100 ngàn đồng/ngày. Ngoài ra, ông còn đầu tư thêm cây, đồ dùng phơi khô và lưới mùn che phủ trên bề mặt khô phơi để chắn côn trùng xâm thực.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn thị trấn Mỹ Long hiện có 502 hộ hoạt động khai thác và sơ chế biến thủy sản, với 98 tàu đánh bắt có công suất từ 90CV trở lên hoạt động khai thác tuyến khơi. Những năm trước, sản lượng khai thác của địa phương lên đến gần 27.000 tấn/năm. Năm nay, tuy số lượng tàu đánh bắt có giảm nhưng sản lượng khai thác được vẫn đạt kế hoạch đề ra.
Ông Nguyễn Văn Đàn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Long cho biết: Hiện 98 tàu đánh bắt thì đã có khoảng 10% lượng tàu ngưng hoạt động do chi phí đầu tư cho những tuyến khơi quá lớn nên đời sống của ngư dân gặp nhiều khó khăn, nhiều chủ tàu thua lỗ nặng và không còn khả năng trả nợ. Đến hết tháng 8/2013, toàn thị trấn khai thác được 22.708 tấn thủy sản các loại, đạt 80% kế hoạch.
Theo ông Đàn, để duy trì ổn định đời sống của ngư dân làm nghề khai thác, sơ chế biến thủy sản cũng như phát triển bền vững làng nghề khai thác, sơ chế biến thủy hải sản, thời gian tới, khi có quyết định phê duyệt của lãnh đạo tỉnh, thị trấn sẽ quy hoạch tổng thể làng nghề để cho ngư dân và các cơ sở chế biến thuận lợi trong việc kinh doanh, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường cho làng nghề cũng như đời sống sinh hoạt của người dân trong toàn thị trấn.
Bên cạnh đó, mong Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ máy sơ chế biến thủy sản cho địa phương để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của ngư dân, đặc biệt là cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho ngư dân phát triển nghề, nâng cấp, thay đổi phương tiện để phục vụ tốt cho những chuyến ra khơi đánh bắt thủy, hải sản.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.
Trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều diện tích cà phê già cỗi, đạt năng suất thấp do sử dụng các loại giống kém chất lượng, xã Tân Thành (Krông Nô - Đắk Nông) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tái canh, “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi.
Quê ở Bến Tre - vùng đất có nhiều loại trái cây nổi tiếng, đến vùng đất mới xã Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lập nghiệp, bốn anh em nhà ông Võ Xuân Sơn đem theo hành trang quý giá là 2 cây bưởi da xanh. Để rồi hôm nay, anh em ông Sơn trở thành triệu phú từ 2 cây bưởi da xanh ấy.