Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Lúa Bấp Bênh, Nhiều Nông Dân Chuyển Sang Trồng Nếp

Giá Lúa Bấp Bênh, Nhiều Nông Dân Chuyển Sang Trồng Nếp
Ngày đăng: 29/04/2014

Manh nha từ các vụ sản xuất trước, khi giá lúa có sự bấp bênh thì nhiều nông dân chọn một loại cây trồng khác với hi vọng cải thiện được thu nhập từ chính mảnh ruộng của mình. Nếp là cây trồng mà nhiều nông dân hướng đến. Trong vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 8.500ha đất trồng nếp, tăng gần 3.000ha so với vụ trước.

Tại cánh đồng sản xuất của xã An Phước, huyện Tân Hồng, nếu như các vụ trước, nếp chỉ được nông dân “thử lửa” với diện tích vài chục ha, với vài hộ tham gia, thì đến vụ hè thu năm nay hầu như toàn bộ cánh đồng đều chuyển sang trồng nếp với diện tích gần 800ha.

Ông Nguyễn Văn Minh, một nông dân trồng nếp cho biết, nếp có ưu điểm nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất cũng khá và đặc biệt là giá bán lúc nào cũng từ bằng hoặc cao hơn lúa nên tính ra lợi nhuận luôn cao hơn trồng lúa. Do vậy, ông quyết định chuyển sang trồng nếp được 2 vụ gần đây.

Vụ thu đông năm 2013, toàn huyện Tân Hồng chỉ xuống giống gần 3.000ha nếp nhưng đến vụ hè thu năm 2014 có trên 4.200ha trồng nếp. Theo ông Nguyễn Văn Tài - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng thì địa phương không khuyến cáo nông dân trồng nếp nhưng cũng không thể can thiệp vào sự lựa chọn cây trồng của người dân. Phòng Nông nghiệp chỉ định hướng, khuyến cáo về thị trường và đầu ra của cây nếp chứ việc lựa chọn vẫn phụ thuộc vào người nông dân.

Được biết, giá nếp hiện đã giảm từ 1.200 đến 1.500 đồng/kg so với giá nếp các vụ trước. Giá nếp hiện ở mức 4.500 đồng/kg sau một thời gian dài giảm xuống dưới 4.000 đồng/kg. Thời điểm nếp có giá cao nhất là từ 6.000 đồng đến 6.500 đồng/kg. Mặc dù không còn giữ được mức giá này nhưng nhiều nông dân vẫn quyết tâm gắn bó với cây nếp thay cho cây lúa.

Vụ hè thu này, ông Đoàn Thành Trung ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A (huyện Tân Hồng) vẫn chọn nếp để xuống giống cho hơn 8ha đất của mình, bởi theo tính toán của ông, nếu giá nếp xuống thấp bằng lúa thì với 8ha ông thu lãi gần 100 triệu đồng một vụ, còn lúa thì khó đạt mức lợi nhuận này. Dù ông cũng nắm thông tin thị trường, diện tích nếp tăng khiến giá giảm trong thời gian gần đây nhưng vẫn không khiến ông lo ngại.

Ngoài huyện Tân Hồng và Thanh Bình có diện tích trồng nếp lớn của tỉnh thì vụ hè thu năm nay cũng có nhiều địa phương có diện tích trồng nếp tăng như: huyện Tháp Mười có gần 3.700ha và huyện Tam Nông là 440ha... Việc tăng diện tích nếp một cách đột biến ngoài lo ngại đầu ra, còn lo việc luân canh lúa - nếp trong cùng một diện tích sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng bị lẫn với nhau khi thu hoạch, khiến cho chất lượng lúa, cũng như nếp bị pha tạp, gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ.


Có thể bạn quan tâm

Hương Trà (Thừa Thiên Huế) Gấp Rút Thu Hoạch Thủy Sản Tránh Lũ Hương Trà (Thừa Thiên Huế) Gấp Rút Thu Hoạch Thủy Sản Tránh Lũ

Năm nay, Hương Trà (Thừa Thiên Huế) thả nuôi 306 ha thuỷ sản các loại như: cá kình, tôm sú, tôm rảo, cua…, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hải Dương và Hương Phong.

29/09/2014
Hội Thảo Đầu Bờ Về Hội Thảo Đầu Bờ Về "Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP"

Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.

29/09/2014
EU Ngưng Nhập Sản Phẩm Sò Điệp, Sò Lông Nỗi Lo Ứ Hàng EU Ngưng Nhập Sản Phẩm Sò Điệp, Sò Lông Nỗi Lo Ứ Hàng

Cồi điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đúng yêu cầu cùng với sản phẩm có chứa độc tố Lipophilic là 2 lý do Liên minh châu Âu (EU) mới khuyến nghị Việt Nam ngưng xuất các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống ngư dân Bình Thuận…

29/09/2014
Các Loài Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô, Sông Gâm Các Loài Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô, Sông Gâm

Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.

29/09/2014
Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

29/09/2014