Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sà lan tông bè nuôi cá trên sông, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng

Sà lan tông bè nuôi cá trên sông, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Ngày đăng: 17/09/2015

Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá

Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.

Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.

Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.

Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá

Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.

Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.

Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.

Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

05/06/2015
Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

05/06/2015
Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

05/06/2015
Một ngày ra biển của ngư dân Một ngày ra biển của ngư dân

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

05/06/2015
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường bền vững Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường bền vững

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

05/06/2015