Giá Heo Hơi Giảm, Giá Cá Tra Nguyên Liệu Xuất Khẩu Tăng
Giá heo hơi tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL hiện giảm bình quân 1.000-2.000 đồng/kg so với cách nay 2 tuần.
Hiện giá heo hơi tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như: Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long…đang ở mức 49.000-51.000 đồng/kg (tương đương 4,9-5,1 triệu đồng/tạ).
Giá heo hơi giảm do gần đây nguồn cung heo hơi có xu hướng tăng mạnh so với trước do thời gian qua giá heo hơi đứng ở mức cao đã kích thích người dân tái bầy phát triển chăn nuôi heo. Dù giá heo hơi giảm nhưng nhiều người chăn nuôi vẫn có mức lời tương đối khá khi xuất bán heo hơi vào thời điểm này mức lời trên dưới 500.000 đồng/ con heo khoảng 100kg.
Hiện giá bán nhiều loại thịt heo trên thị trường cũng giảm nhẹ từ 2.000-4.000 đồng/kg so với trước. Thịt heo đùi và ba rọi tại nhiều chợ ở TP Cần Thơ đang có giá 82.00-85.000 đồng/kg; thịt heo nạc 87.000-90.000đồng/kg; sườn bẹ 120.000-đồng/kg.
Sau một thời gian ở mức thấp, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại bình quân khoảng 2.000-2.500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng.
Tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu đủ chuẩn xuất khẩu hàng loại 1 (cá loại thịt trắng, cỡ 700-900gram/con) được doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thu mua ở mức 24.200-25.000 đồng/kg; cá tra loại 2 có giá 23.000-24.000 đồng/kg. Giá cá tra nhích lên do gần đây nhiều doanh nghiệp tăng cường thu mua cá tra nguyên liệu chuẩn bị hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu được dự đoán sẽ tăng vào dịp lễ Tết cuối năm. Theo nhiều hộ nuôi cá tra ở TP Cần Thơ, với mức giá hiện tại, người nuôi có khả năng lời khoảng 500 đồng/kg cá tra.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=63&id=157012
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.
Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.
Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.
Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.
Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.