Bạc Liêu Tràn Lan Thuốc Thủy Sản Kém Chất Lượng
Bạc Liêu là một trong hai địa phương dẫn đầu về diện tích thả nuôi tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với hơn 120.000 ha. Từ nhiều năm qua, ngoài vấn đề chất lượng con giống, ngành chức năng còn phát hiện rất nhiều cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản không đảm bảo chất lượng.
Đây là buổi kiểm tra đột xuất của Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Bạc Liêu tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản trên địa bàn thành phố Bạc Liêu. Qua kiểm tra, phần lớn các cơ sở đều có những vi phạm như: nhãn hiệu hàng hóa không đảm bảo, hàm lượng thuốc sai với công bố, một số mặt hàng chưa được niêm yết giá,… Còn về chất lượng sản phẩm phải dựa vào hiệu quả sử dụng của bà con, nhưng hầu hết người chăn nuôi, khi tôm bị thua thiệt cũng không phản ánh thuốc kém chất lượng cho đại lý dẫn đến nhiều người khác tiếp tục bị thiệt hại.
Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.
Ngoài những tác hại nói trên thì việc sử dụng các loại hóa chất kém chất lượng trong nuôi trồng thủy sản còn có nguy cơ đe dọa đến môi trường không chỉ một mà ở nhiều vụ nuôi khác. Trong khi đó, công tác kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc thú y thủy sản với ngành chức năng hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Hơn ai hết nông dân sẽ là người thiệt thòi nhất nếu sử dụng các sản phẩm kém chất lượng… Đây cũng là mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững của một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản như đồng bằng sông Cửu Long nếu không sớm được ngăn chặn và đẩy lùi.
Có thể bạn quan tâm
Hệ lụy của việc buôn bán và sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trên heo vừa mới tạm lắng thì dịch heo tai xanh tái bùng phát và có nguy cơ lây lan. Theo thống kê của Cục Thú y, cả nước có 8 tỉnh, thành xảy ra dịch và buộc phải công bố. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại khá nặng nề. Giá heo hơi một thời gian dài không "ngóc đầu" lên nổi thì nay tiếp tục giảm.
Nếu như trước kia chỉ có các chủ vườn xoài mới “bán lá” (theo cách gọi của nhà vườn địa phương) cho thương lái, thì nay hàng loạt vườn trồng cam sành ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã bị nhà vườn bán cho thương lái. Theo đó, chủ vườn thoả thuận giá cả và giao cả mảnh vườn cho thương lái canh tác theo thời gian giao kèo
Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý.
Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.
Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.