Thuyết Phục Nông Dân Bằng Mô Hình Mới

Dự án Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống triển khai tại 2 xã Minh Sơn và Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lần phương pháp truyền thống.
Dự án Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống do Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN) triển khai tại 2 xã Minh Sơn và Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lần phương pháp nuôi cá truyền thống. 5 hộ ở xã Minh Sơn và Đà Sơn được chọn tham gia dự án. Đây là những hộ có năng lực về vốn, có kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
Người nuôi phấn khởi
Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho cá và được các cán bộ Chi cục Thủy sản Nghệ An hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá, được tham quan mô hình để học tập lẫn nhau.
Chị Nguyễn Thị Ly (xóm Hội Minh, xã Minh Sơn) là 1 trong 5 hộ tham gia mô hình tâm sự: “Nhà tôi có 7 sào ao, trước đây nuôi cá cầm chừng bởi giá cá giống, giá thức ăn ngày một cao. Sau mỗi vụ cá lại phải cải tạo, xử lý ao nên lời lãi chẳng đáng là bao, vì vậy tôi không còn mặn mà đầu tư vào nghề này nữa. Đầu năm nay gia đình tôi được chọn tham gia mô hình nuôi cá của T.Ư Hội NDVN, tôi được hỗ trợ cá giống, thức ăn, được hướng dẫn kỹ thuật nuôi nên rất yên tâm nuôi cá.
Cũng tham gia dự án, anh Lê Tất Trụ (xóm 4, xã Đà Sơn) tâm sự: “Nhà tôi có 9 sào ao, chúng tôi bao đời nay vẫn nuôi theo cách truyền thống nên chẳng có lãi. Tôi cũng định treo ao đầu tư vào lĩnh vực khác. May dự án đến đúng lúc nên tôi đã tập trung nuôi cá theo mô hình này.
Tham gia dự án, ông Nguyễn Công Phú (xóm Hội Minh, xã Minh Sơn) cho biết: “Nhà tôi có 7 sào ao, vừa rồi được dự án phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống của T.Ư Hội NDVN hỗ trợ 100kg cá giống cùng với thức ăn và thuốc phòng trị bệnh và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá”.
Lợi nhuận tăng 2-3 lần
Theo ông Phú, nuôi cá theo kỹ thuật dự án hướng dẫn không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chăn nuôi từ vệ sinh ao nuôi, thả cá và cho ăn. “Trên cùng một diện tích, trước đây, gia đình tôi thu khoảng 15-20 triệu đồng/vụ cá, nhưng từ khi tham gia dự án, cá lớn rất nhanh. Nuôi 7 tháng, gia đình tôi thu 50 triệu đồng”- ông Phú phấn khởi cho biết.
Tại xã Đà Sơn có 3 hộ là anh Nguyễn Chính Ly (xóm 12), anh Nguyễn Tất Vị, ông Lê Ngọc Trụ (xóm 4) nuôi theo mô hình trên cũng rất hiệu quả. Theo bà con, cách nuôi cá truyền thống trên diện tích 1ha, lợi nhuận thu được sau 1 năm chỉ 35-40 triệu đồng. Nhưng nuôi cá thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và có sự đầu tư, năng suất tăng gấp 4 - 5 lần, thời gian nuôi cũng được rút ngắn lại và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.
Anh Nguyễn Đăng Thủy - Chủ tịch Hội ND xã Đà Sơn cho biết: Các hộ nuôi cá rất phấn khởi vì mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ thuật nuôi cũng đơn giản, dễ áp dụng. Trước thành công đó, rất nhiều hộ đã đến những mô hình này để tham quan, học tập. Đây là một khâu đột phá mới trong việc nuôi cá nước ngọt, giúp người dân nuôi cá xóa đói nghèo và làm giàu.
Ông Nguyễn Trọng Sơn - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Đô Lương cho biết: Thực hiện dự án, cá của tất cả 5 hộ tham gia ở xã Đà Sơn và Minh Sơn đều phát triển tốt, hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cách nuôi cá truyền thống. Chúng tôi đang tuyên truyền và nhân rộng mô hình này ra toàn huyện.
"Trên cùng một diện tích, trước đây gia đình tôi chỉ thu 15-20 triệu đồng/vụ cá, nhưng từ khi tham gia dự án, cá lớn rất nhanh. Nuôi 7 tháng, gia đình tôi thu 50 triệu đồng” - Ông Nguyễn Công Phú.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.

Theo kế hoạch, năm 2013, Cà Mau sẽ phấn đấu đạt 6.000 ha tôm nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặc dù đã sắp hết vụ nuôi nhưng diện tích nuôi mới chỉ đạt hơn 5.000 ha. Đã vậy, nuôi tôm công nghiệp đang mất dần vị thế của con tôm sú vì lý do dịch bệnh, rủi ro cao.

Theo tin từ các hộ chăn nuôi tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, thời gian gần đây nhiều thương lái từ phía Bắc vào tìm mua heo mỡ tại các trang trại lớn trên địa bàn. Hiện giá heo mỡ đang được bán với giá 39 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 6 - 7 ngàn đồng/kg so với trước đây.

Ngày 3-8, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo mỡ (heo từ 110 kg/con trở lên) được thương lái vào nhà dân lùng mua với giá 43 ngàn đồng/kg, tăng 2 ngàn đồng/kg so với ngày 2-8.