Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá hành lá tăng cao

Giá hành lá tăng cao
Ngày đăng: 03/06/2015

Vào những ngày này, dù cái nắng vẫn hết sức gay gắt, nhưng tại những rẫy màu ở xã Đại Tâm, không khí mùa vụ diễn ra hết sức nhộn nhịp. Cây màu này vừa thu hoạch xong, nông dân đã tranh thủ làm đất ngay để xuống giống vụ màu tiếp theo, nên cả một vùng trồng hành rộng lớn của xã lúc nào cũng phủ một màu xanh cùng sự tất bật của nhà nông.

Tất cả đều hết sức khẩn trương, bởi thị trường đang có nhu cầu lớn và giá cả của hầu hết các loại rau màu đều đang tăng, nhất là hành lá. Theo các chủ vựa ở Đại Tâm, đầu năm đến nay, do thời tiết nắng nóng nên sản lượng hành lá tại hầu hết các tỉnh đều giảm mạnh, trong khi thị trường trong nước và nhất là thị trường Campuchia đang tiêu thụ rất mạnh, nên giá hành cứ tăng liên tục.

Theo ông Liêng Minh Hùng, người chuyên trồng hành lá ở ấp Đại Ân cho biết: “Do thời tiết nắng nóng kéo dài, làm năng suất giảm trung bình từ 20 - 30% so với những vụ trước, nên hành lá tăng giá liên tục trong những ngày qua. Hiện tại, thu hoạch xong là có thương lái đến tận nhà thu mua, người dân không phải tốn thêm chi phí vận chuyển”.

Giá bán hành lá cho thương lái từ 8.000 đồng/kg, đang tăng dần lên theo tín hiệu thị trường và hiện tại ở mức 13.000 đồng/kg, giá bán tại chợ cho người tiêu dùng 18.000 đồng/kg. Ông Trần Thanh Tân ở ấp Đại Ân, hớn hở khoe: “Tui vừa thu hoạch xong 3 công hành lá được khoảng 3 tấn, bán cho thương lái ngay tại ruộng với giá 12.000 đồng/kg; trừ hết chi phí còn lời hơn 30 triệu đồng, chỉ trong thời gian có 65 ngày. Tuy lợi nhuận cao nhưng tốn nhiều công chăm sóc, nên phần lớn mỗi người chỉ làm được vài công, nhiều cũng chỉ khoảng 1 ha”.

Tuy chưa đến ngày thu hoạch và chỉ có 2 công trồng hành lá, nhưng với giá hành tăng vọt từng ngày, ông Lâm Thế Lữ ở ấp Đại Ân cũng vui ra mặt, vì hành của ông đang phát triển rất tốt. Ông Lữ chia sẻ: “Chỉ cần giá hành giữ được ở mức 13.000 đồng/kg như hiện tại, với 2 công hành này, tôi lời cũng hơn 20 triệu đồng”.

Theo ông Lữ, thông thường hành lá chỉ có giá cao trong mùa mưa do điều kiện canh tác khó khăn, nên người trồng còn gọi là vụ nghịch. Còn vụ này là vụ thuận mà giá lại cao so với mọi năm đúng là có hơi bất ngờ. Ở vụ này, do điều kiện sản xuất thuận lợi, nên phần lớn nông dân sử dụng hành lá địa phương, còn sang mùa mưa nông dân phải chuyển sang trồng loại giống mới, vì giống địa phương dù giá rất rẻ, nhưng lại không có sức chống chịu với thời tiết mưa nhiều. Cũng nhờ chuyển đổi giống kịp thời mà nông dân vùng trồng mẫu Đại Tâm có thể trồng hành lá quanh năm chứ không chỉ gói gọn trong mùa khô như những năm trước.

Tổ trưởng tổ hợp tác trồng rau an toàn ấp Đại Ân - ông Chung Kim Hoàng cho biết, vụ này nhiều nơi chịu hạn hán, khó khăn trong việc chăm sóc, nhưng ở Đại Tâm nhờ có thủy lợi rất tốt, cộng thêm kinh nghiệm trồng màu chuyên canh lâu năm, nên hầu hết đều có năng suất ổn định. Ông Hoàng khẳng định: “Đối với dân trồng màu ở đây, vấn đề mà họ quan tâm nhất chính là giá bán, còn năng suất đối với họ là không khó. Ngay cả việc sản xuất màu theo hướng an toàn được cho là khó, nhưng ở tổ hợp tác chúng tôi, hầu hết vẫn đạt năng suất màu an toàn không thua gì cách sản xuất truyền thống”.

Có lẽ, chính vì sự thất thường của giá cả, nên có vụ người trồng màu hả hê với mức lợi nhuận cả chục triệu đồng/công, nhưng cũng có vụ giá màu chạm đáy, thậm chí không có thương lái nào đến thu mua, phải bỏ héo khô ngoài rẫy. Tuy rất thành công với vụ hành lá thuận mùa này, nhưng không ai dám chắc chắn giá hành ở vụ nghịch mùa sắp tới sẽ được giá.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

25/08/2015
Tạo đột phá từ nguồn vốn vay Tạo đột phá từ nguồn vốn vay

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

25/08/2015
Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

25/08/2015
Xúc tiến đăng ký nhãn hiệu na Chí Linh Xúc tiến đăng ký nhãn hiệu na Chí Linh

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.

25/08/2015
Giàu nhờ nuôi lươn Giàu nhờ nuôi lươn

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng bể xi măng để thực hiện thành công mô hình nuôi lươn cho thu nhập khá.

25/08/2015