Sản Xuất Cà Phê Sạch Theo Chuẩn Cánh Đồng Mẫu Lớn

Ngày 1-10, Phó chủ tịch UBND Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tín Nghĩa về dự án xây dựng vùng chuyên canh cây cà phê.
Tại buồi làm việc, đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa đã giới thiệu về mô hình hình sản xuất cà phê theo chuẩn 4C- cam kết phát triển cà phê bền vững.
Đây là mô hình đã được Tín Nghĩa tổ chức thành công ở một số tỉnh, thành, như: Đắk Lắk, Gia Lai…Tại Đồng Nai, mô hình này sẽ được thực hiện thí điểm tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ rồi tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác.
Cũng theo đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa, đây sẽ là cơ sở để liên kết, hình thành vùng chuyên canh theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với mục tiêu phát triển diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh lên 22 ngàn hécta. Tín Nghĩa tham gia trong khâu tiêu thụ, một số lĩnh vực chế biến và tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân. Dự án sẽ thu hút thêm các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tham gia chuỗi liên kết.
Tại buổi làm việc, các ý kiến đóng góp cho dự án tập trung vào các nội dung, như: Dự án mới tập trung vào phát triển mô hình cà phê 4C, cần phải xây dựng theo các tiêu chí cánh đồng lớn để được hưởng chính sách ưu đãi; cần nêu rõ chính sách của tổng công ty với nông dân, đại lý thu mua; vấn đề kinh phí cho dự án: nhà nước hỗ trợ gì, trách nhiệm, chính sách của tổng công ty, người dân. Trong đó, cần tạo sự đồng bộ trong tổ chức triển khai chương trình với sự phân công trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng tham gia…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đề nghị Tổng công ty Tín Nghĩa chọn địa bàn, khoanh vùng địa bàn thuận lợi để xây dựng dự án cánh đồng lớn theo mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, nhằm ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa trong canh tác cây cà phê. Trên cơ sở đó, Tổng công ty Tín Nghĩa cần nhanh chóng hoàn chỉnh dự án và giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị thẩm định dự án.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu hành tăm đã là cây trồng truyền thống của nông dân Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) nhưng nay hành tăm đang là cây trồng cho thu nhập cao nhất trong vụ đông ở đây, đạt trên 200 triệu đồng/ha.

Huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè đang bước vào thu hoạch lúa thu đông sớm 2015. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, đến nay nông dân các địa phương đã thu hoạch khoảng 15.000 ha, đạt 17% diện tích xuống giống, năng suất trung bình 5,29 tấn/ha.

Những năm qua, nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên kinh tế nhiều hộ nông dân ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trở nên khá hơn.

Sản xuất thanh long đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận; là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của trái cây Bình Thuận.

Với sự vào cuộc quyết liệt từ UBND tỉnh Bình Thuận đến các ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương, đến giữa tháng 11 toàn tỉnh chỉ còn 5.359 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu.