Giá Gạo Xuất Khẩu Đang Ở Mức Cao
Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), từ đầu năm đến hết tháng 7-2014, xuất khẩu gạo của VN đạt hơn 3,6 triệu tấn, với giá trị 1,56 tỉ USD.
Trong đó, xuất khẩu trong tháng 7 đạt trên 615.000 tấn, trị giá 264,6 triệu USD. Như vậy, tháng 7 vừa qua là tháng có lượng gạo xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm nay. Giá gạo của VN vào cuối tháng 7 cũng tăng lên mức cao nhất từ đầu năm. Cụ thể, gạo 5% tấm mà VN đang chào bán có giá 460-470 USD/tấn, loại gạo 25% tấm có giá chào bán 405-410 USD/tấn.
VFA phân tích giá gạo VN trong thời gian qua tăng mạnh là do các doanh nghiệp tập trung giao hàng các hợp đồng đã ký với Philippines và Malaysia cũng như nhiều thông tin tích cực về thị trường tiêu thụ. Trước diễn biến giá xuất khẩu mới, ngày 28-7 vừa qua VFA đã tăng giá sàn xuất khẩu gạo của VN lên mức 410 USD/tấn (loại 25% tấm), tăng 45 USD/tấn so với giá sàn cũ áp dụng từ tháng 7-2013.
Có thể bạn quan tâm
Bắt đầu thực hiện từ năm 2007, mô hình sử dụng hệ thống phun mưa đang được áp dụng trên 17 tỉnh thành trong cả nước. Mô hình này giúp bà con giảm được công chăm sóc và tăng năng suất cây trồng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện sản lượng cá tra tồn đọng trong dân còn khoảng 200.000 tấn, chiếm 17% so với 1,2 triệu tấn trong kế hoạch sản xuất năm 2012.
Bà Trần Thị Khâm (Hai Khâm), chủ nhân của một trong những cơ sở sản xuất tôm khô ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho biết giá tôm khô đặc sản loại 1 của địa phương này hiện khoảng 1 triệu đồng/kg, loại 2, loại 3 tương ứng khoảng 800.000 đồng và 700.000 đồng/kg, bình quân tăng 30% so năm ngoái và gấp đôi so với ba năm trước.
Đó là khoản thu nhập “chắc như bắp” của xã viên HTXNN 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định). Nhờ trồng rau má, gần 4.000 nhân khẩu đã có thu nhập ổn định.
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.