Khởi Động Vụ Sản Xuất Đông Xuân 2014-2015
Bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015, hầu hết nông dân trong tỉnh đều phấn khởi khi cả hai vụ sản xuất trong năm 2014 đều đạt được những kết quả thuận lợi. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, giá cả ổn định (trừ giá mủ cao su xuống thấp hơn những năm trước) là tiền đề để nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất thâm canh nâng cao năng suất cây trồng.
Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2014-2015 toàn tỉnh sẽ gieo trồng 64.030 ha cây trồng các loại. Trong đó, lúa nước 26.620 ha; bắp 5.000 ha; cây tinh bột có củ 5.640 ha; cây thực phẩm 12.980 ha và cây công nghiệp ngắn ngày 12.580 ha…
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, tổng lượng mưa trong vụ Đông Xuân 2014-2015 ở Gia Lai ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Khả năng thiếu nước tưới trong vụ Đông Xuân năm nay khá nghiêm trọng so với năm ngoái, mức độ cạn kiệt nguồn nước có thể diễn ra trên diện rộng… Là một trong những bất lợi rất lớn trong vụ sản xuất mới.
Để chủ động sản xuất, ngay từ đầu tháng 11, Sở Nông nghiệp và PTNT đã công bố lịch thời vụ gieo trồng sớm hơn mọi năm. Đồng thời khuyến cáo nông dân cần tuân thủ đúng lịch gieo trồng để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Theo đó, khu vực các huyện phía Tây tỉnh bắt đầu xuống giống từ ngày 1-12 đến ngày 20-12. Các huyện, thị xã phía Đông tỉnh bắt đầu gieo sạ từ ngày 15-12 đến ngày 5-1-2015.
Trước những dự báo khó lường về nước tưới, vụ Đông Xuân năm nay Sở Nông nghiệp và PTNT đã khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày như: OM 6976, Ma Lâm 48, CH 207, Hương Thơm 1 cùng giống lúa triển vọng CXT 30… hướng dẫn nông dân gieo sạ lúa theo phương pháp tiết kiệm giống, sử dụng các giống lúa xác nhận, chống chịu sâu bệnh tốt, áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng nhằm đạt năng suất cao nhất, giảm chi phí đầu tư. Nhờ đó, đến thời điểm này, các địa phương đã xuống giống được trên 4.776 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa nước 441 ha, bắp 469 ha, khoai lang 234 ha, mì 1.353 ha, thuốc lá 882 ha…
Nét mới trong vụ sản xuất năm nay là Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã chỉ đạo các địa phương phấn đấu chuyển đổi 340 ha đất trồng lúa bấp bênh nước tưới sang trồng các loại cây trồng khác.
Ông Lê Văn Lịnh-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Vụ Đông Xuân 2014-2015 nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu xuống giống. Hiện tại giá cả phân bón, giống sản xuất đều ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất là điều kiện thuận lợi để nông dân đầu tư sản xuất. Với kỳ vọng vào một vụ sản xuất mới sẽ thành công như 2 vụ sản xuất trong năm qua.
Nguồn bài viết: http://baogialai.com.vn/channel/722/201412/khoi-dong-vu-san-xuat-dong-xuan-2014-2015-2358115/
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, trong mấy ngày gần đây, số người khai thác nghêu giống tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã tăng nhiều so với những ngày trước.
Việc nhân rộng mô hình trồng ngô (bắp) lai giống LVN 10 của Trung tâm Khuyến nông huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn chủ trương chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng ở địa phương này.
Khoảng 2 giờ sáng 25.5, trong lúc ra kiểm tra lưới lồng đang thả tại khu vực gần tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn, cách bờ biển Quy Nhơn gần 2 hải lý, anh Nguyễn Văn Vui (48 tuổi, ở tổ 56, KV 11, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn - Bình Định) đã phát hiện một con cá mập (còn gọi là cá nhám) bị mắc lưới. Sau một hồi quẫy đập quá mạnh trong lưới lồng, con cá mập đã chết do kiệt sức, đến khoảng 5 giờ sáng, anh Vui cùng một số người khác mới kéo được bộ lưới và con cá mập vào bờ.
Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.
Tận dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen ở xã Định Thành (Thoại Sơn) và Cô Tô (Tri Tôn)- An Giang phát triển gần chục năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những vụ gần đây, do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, bà con không còn “mặn” với loại cây thủy sinh này.