Tập Trung Phát Triển Nông Nghiệp Sạch
Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).
Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc chiều 16/7 với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Tháp về thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp rà soát lại quy hoạch, áp dụng khoa học, kỹ thuật, những kinh nghiệm hay vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Cũng tại buổi làm việc trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản...; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ, góp phần phần vào thành công chung của cả nước.
Khái quát một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tình hình 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn phức tạp: lạm phát và mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao, nhập siêu vẫn còn lớn, sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn...Do vậy, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phấn đấu để có mức tăng trưởng hợp lý vẫn phải được tiếp tục xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
Trên tinh thần này, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đề ra trong Nghị quyết số 02/NQ-CP và số 11/NQ-CP của Chính phủ. Trước hết là tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời, đảm bảo tiến độ giải ngân các nguồn vốn, đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm... Kiếm soát chặt chẽ giá cả hàng hóa, nhất là những mặt hàng thiết yếu.
Thủ tướng lưu ý lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp quan tâm chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo chuyên nghiệp, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề; coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, là một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của tỉnh về đầu tư Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp 700 giường, đầu tư tuyến đường 852, dự án nhà ở sinh viên...
Báo cáo Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Tôn Hoàng cho biết trong sáu tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt gần 13%, sản lượng lúa ước đạt 2,3 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 180.000 tần, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 33,02%, kim ngạch xuất khẩu tăng 55,4%...
Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Đồng Tháp đã rà soát để điều chỉnh, đình hoãn, giãn tiến độ 152 dự án với số vốn gần 130 tỷ đồng, đồng thời tiết kiệm hơn 47 tỷ đồng chi thường xuyên.... Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng bảo đảm tốt các mặt công tác xã hội, nhất là an sinh và phúc lợi xã hội.
Nổi bật là tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt gần 95%, giải quyết việc làm cho hơn 14 nghìn lao động, mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hơn 227 nghìn người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa... Ngoài ra, còn làm tốt công tác giữ vững trật tự an toàn xã hội, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, các hoạt động hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phó Chủ tịch Nguyễn Tôn Hoàng cũng cho biết, tỉnh đang tập trung chỉ đạo quyết liệt phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, sản lượng lúa đạt 3 triệu tấn, thu ngân sách tăng 7-8%.
Trong dịp về thăm làm việc tại Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến dâng hương, hoa tại Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc-thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.
Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.
Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.
Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.
Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.