Giá Cá Tra Tăng Nông Dân Có Nên Mở Rộng Diện Tích?
Từ giữa tháng 3/2014 đến nay, giá cá tra ở ĐBSCL tăng khoảng 2.000 đồng so với cuối năm 2013. Nhiều nông dân khẳng định nghề nuôi cá tra đã khởi sắc trở lại nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá cá tăng trong thời điểm hiện nay có nhiều điều bất thường.
Tại vùng nuôi cá tra huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, trái ngược với cảnh trống không năm trước, những bè nổi chứa thức ăn bây giờ được chất đầy. Hiện giá cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 25.000-26.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn mua thêm thức ăn, vỗ béo cá để kịp xuất bán.
Giá cá tăng đã đem lại niềm vui cho người dân. Tại một số địa phương ở Đồng Tháp, nông dân đã thả cá giống, cải tạo ao nuôi bỏ hoang do cá tra rớt giá trong thời gian trước đây. Tuy nhiên, Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp lại cho rằng giá cá tra tăng hiện nay chỉ là động thái khan hàng nhất thời.
Thống kê sơ bộ, 3 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi loài thủy sản này đều giảm so với cuối năm 2013. Tại Vĩnh Long diện tích nuôi cá tra giảm 2,3% xuống còn khoảng 421 ha; còn ở Đồng Tháp diện tích cũng giảm 2,9% con khoảng 1.052 ha. Thiếu nguyên liệu nên các nhà máy buộc phải tăng giá thu mua để có hàng sản xuất.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Thời gian qua, giá cá tra sụt giảm nên bà con treo ao nhiều vì vậy diện tích giảm nhiều dẫn đến khan hàng, doanh nghiệp mua giá cao. Mức giá này không bền vững”.
Trong 2 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu cá tra nước ta đạt 275 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Số liệu này cho thấy thị trường có những dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, ngành công thương một số địa phương lại khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích.
Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ khuyến cáo: “Nông dân không nên mở rộng vùng nguyên liệu vì nếu mở nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa. Và khi đó giá cá sẽ giảm thêm”.
Mới đây, Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam tiếp tục các đợt xem xét mức thuế chống bán phá giá. Trước đó là ban hành Luật nông trại đối với cá da trơn nhập khẩu. Điều này cho thấy, xuất khẩu mặt hàng cá tra sẽ vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, ưu tiên của các địa phương ở vùng ĐBSCL vẫn là giữ vững diện tích cá tra hiện có tránh tình trạng rớt giá như những năm trước đây.
Có thể bạn quan tâm
Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hỗ trợ đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện việc làm, tăng thu nhập cho hội viên (HV)
Ðó là anh Nguyễn Trung Ðang, ở thôn Hòa Trung, xã Bình Tường (huyện Tây Sơn). Năm 2006, khi đang học tại Trường ÐH Bách khoa Ðà Nẵng, anh bị đau nặng nên tạm nghỉ học để chữa bệnh; sau đó gia đình lâm vào cảnh khó khăn, anh đành phải thôi học, ở nhà phụ giúp gia đình.
Thông tin này được ông Phạm Trương, Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn, cho biết tại cuộc họp Tỉnh ủy vào ngày 2.10.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)