Giá Cá Tra Tăng Nông Dân Có Nên Mở Rộng Diện Tích?
Từ giữa tháng 3/2014 đến nay, giá cá tra ở ĐBSCL tăng khoảng 2.000 đồng so với cuối năm 2013. Nhiều nông dân khẳng định nghề nuôi cá tra đã khởi sắc trở lại nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá cá tăng trong thời điểm hiện nay có nhiều điều bất thường.
Tại vùng nuôi cá tra huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, trái ngược với cảnh trống không năm trước, những bè nổi chứa thức ăn bây giờ được chất đầy. Hiện giá cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 25.000-26.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn mua thêm thức ăn, vỗ béo cá để kịp xuất bán.
Giá cá tăng đã đem lại niềm vui cho người dân. Tại một số địa phương ở Đồng Tháp, nông dân đã thả cá giống, cải tạo ao nuôi bỏ hoang do cá tra rớt giá trong thời gian trước đây. Tuy nhiên, Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp lại cho rằng giá cá tra tăng hiện nay chỉ là động thái khan hàng nhất thời.
Thống kê sơ bộ, 3 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi loài thủy sản này đều giảm so với cuối năm 2013. Tại Vĩnh Long diện tích nuôi cá tra giảm 2,3% xuống còn khoảng 421 ha; còn ở Đồng Tháp diện tích cũng giảm 2,9% con khoảng 1.052 ha. Thiếu nguyên liệu nên các nhà máy buộc phải tăng giá thu mua để có hàng sản xuất.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Thời gian qua, giá cá tra sụt giảm nên bà con treo ao nhiều vì vậy diện tích giảm nhiều dẫn đến khan hàng, doanh nghiệp mua giá cao. Mức giá này không bền vững”.
Trong 2 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu cá tra nước ta đạt 275 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Số liệu này cho thấy thị trường có những dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, ngành công thương một số địa phương lại khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích.
Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ khuyến cáo: “Nông dân không nên mở rộng vùng nguyên liệu vì nếu mở nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa. Và khi đó giá cá sẽ giảm thêm”.
Mới đây, Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam tiếp tục các đợt xem xét mức thuế chống bán phá giá. Trước đó là ban hành Luật nông trại đối với cá da trơn nhập khẩu. Điều này cho thấy, xuất khẩu mặt hàng cá tra sẽ vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, ưu tiên của các địa phương ở vùng ĐBSCL vẫn là giữ vững diện tích cá tra hiện có tránh tình trạng rớt giá như những năm trước đây.
Related news
Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.
Trong những ngày này, không khí lao động sản xuất vụ Đông của bà con nông dân huyện Vị Xuyên diễn ra hết sức sôi động. Trên khắp các cánh đồng vụ Đông, nông dân hăng hái làm đất, gieo cấy các loại cây trồng phù hợp và kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.